Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Tính đến tháng 12/2019, cả nước đã hình thành 335 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 256 khu đang đi vào hoạt động.
c) Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hóa, các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Về quy mô, chia làm 3 loại:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Thái Nguyên, Vinh, Việt Trì,...
d) Vùng công nghiệp
- Là hình thức tổ chức cao nhất, không gian rộng lớn.
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp nước ta có 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), vùng công nghiệp 1 bao gồm các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong phân công lao động theo lãnh thổ, người ta chia trung tâm công nghiệp thành các trung tâm mang ý nghĩa quốc gia như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng,… và ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Thái Nguyên,…).
Vùng công nghiệp 4 gồm các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
Đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta là có ranh giới địa lí xác định, do chính phủ quyết định thành lập và không có dân cư sinh sống.
- Là hình thức ở trình độ cao, được hình thành chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta.
- Là khu vực tập trung công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một hoặc một nhóm các xí nghiệp công nghiệp của nhiều ngành khác nhau.
- Các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế và quy trình công nghệ.
- Có các xí nghiệp bổ trợ nhằm tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, sửa chữa máy móc, thiết bị, cung cấp hàng tiêu dùng cho nhu cầu dân cư.
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX là khu công nghiệp.
Đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta là có ranh giới địa lí xác định, do chính phủ quyết định thành lập, không có dân cư sinh sống và phân bố không đều theo lãnh thổ.
Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất dọc theo Duyên hải miền Trung là Đà Nẵng.
Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp có thể chia thành các trung tâm công nghiệp rất lớn (TP. Hồ Chí Minh), các trung tâm công nghiệp lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa), các trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng,...).
Theo qui hoạch của Bộ công nghiệp, các tỉnh nằm ở vùng 3 gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, đó là Quảng Bình, Quảng Trị, TT - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Khu công nghiệp được thành lập do Chính phủ hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ ủy nhiệm quyết định thành lập, có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp,...
Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc và Tây Nguyên.
Khu công nghiệp tập trung phân bố nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,…), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung.
Khu công nghiệp có đặc điểm:
- Có ranh giới rõ ràng, vị trí địa lí thuận lợi.
- Tập trung nhiều xí nghiệp trên một khu vực.
- Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là gắn liền với đô thị vừa và lớn.
Khu công nghiệp còn được gọi là khu công nghiệp tập trung. Ngoài khu công nghiệp còn có các khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp ở nước ta là thường hình thành ở các tỉnh miền núi.
Theo SGK Địa lí 12 trang 126, các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta gồm: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. Như vậy, xí nghiệp công nghiệp không phải là hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
Hiện nay nước ta được phân thành 6 vùng công nghiệp.