Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
* Khu vực I
- Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
- Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
* Khu vực II
- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.
- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Khu vực III
- Đang có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II của nước ta là: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.
Khu vực III của nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Du lịch là ngành dịch vụ đã ra đời từ lâu, không phải loại hình dịch vụ mới ra đời.
Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai tro chủ đạo là Kinh tế nhà nước.
Theo SGK Địa lí 12 trang 82: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
Đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước là:
- Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.
- Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm (giảm 1,8\% giai đoạn 1995 – 2005).
Theo SGK Địa lí 12 trang 83: Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả...
Ở Việt Nam hiện nay, thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là: Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp. Vì nước ta cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực và cây công nghiệp có giá trị cao hơn.
Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.
Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I ở nước ta là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Còn ngành ngân hàng đã ra đời từ sớm (trước thời kì đổi mới).
Theo SGK Địa lí 12 trang 85, trên phạm vi cả nước đã được hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo SGK Địa lí 12 trang 85: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.
Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới