Bài 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Diện tích 23,6 nghìn km2 (7,1%), số dân 17,9 triệu người (18,6% - 2019), dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế phát triển hoàn thiện.
- Có ưu thế về vị trí, lao động, cơ sở vật chất, chính sách phát triển, thu hút đầu tư, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a) Công nghiệp
- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.
+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...
+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.
- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.
b) Dịch vụ
- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c) Nông nghiệp
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…
d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.
- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…
- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.
- Giao thông vận tải biển.
- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Đông Nam Bộ là luyện kim, điện tử, tin học, chế tạo máy,...
Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy đáp án đúng của câu hỏi này là: Đồng bằng sông Hồng.
Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
Khái niệm: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với một số mỏ tiêu biểu như Rồng, Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ,…
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới