Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.
- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
- Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2017 như sau:
+ Từ 0 đến 14 tuổi: 25,2%.
+ Từ 15 đến 64 tuổi: 69,3%.
+ Từ 65 tuổi trở lên: 5,5%.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).
a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).
- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).
b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn
Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống với nhau.
Nước ta đang có cơ cấu dân số vàng với dân số từ độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi chiếm khoảng 70% dân số). Cơ cấu dân số vàng ở nước ta đang có sự già hóa, vì vậy nếu chúng ta không biết sử dụng nguồn lao động trẻ hiện tại để phát triển kinh tế thì đó là một lãng phí cực kì lớn.
Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonexia và Philippin.
Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập chung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a.
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
Có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, một số nước châu Âu.
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
Nước ta có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, một số nước châu Âu.
Rìa phía Bắc và Đông Bắc của đồng bằng gồm các tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, là những địa phương có mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (Hình 16.2- Trang 70 - SGK Địa lí 12)
Mặc dù tỉ lệ sinh ở nước ta đã giảm nhưng do qui mô dân số lớn nên trung bình mỗi năm, dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số cao nhất cả nước năm 2006 là 1225 người/km2.
Theo SGK Địa lí 12, có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, một số nước châu Âu.
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gây sức ép về mặt môi trường, sức ép về khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường,…Như vậy, về mặt môi trường dân số tăng nhanh sẽ không đảm bảo sự phát triển bền vững.
Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa.
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa sau thế kỉ XX.
Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước 69 người/km2, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta 1225 người/km2. Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta và cũng có nguồn tài nguyên dầu khí lớn nhất ở nước ta.
Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước Đông dân (đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới