a. Khái niệm
- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
- Tuân theo Pháp luật: Là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật .
- Mối quan hệ giữa đạo đức và Pháp luật: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật...
- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng và được mọi người kính trọng.
b. Trách nhiệm của học sinh
Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật.
c. Ý nghĩa
Sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ có lợi: Là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của mọi người, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân để góp phần xây dựng đất nước.
Người luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội là người tuân theo pháp luật. (SGK GDCD 9 tr 67)
Chỉ công dân đủ 18 tuổi trở lên mới cần phải tuân theo pháp luật là nhận định không đúng về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Tất cả mọi công dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều cần sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là sống có đạo đức.
Sống có đạo đức là hành động theo chuẩn mực của xã hội. (SGK GDCD 9 tr 67)
Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước thể hiện trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật.
Người sống có đạo đức sẽ không có biểu hiện vì lợi ích cá nhân mà vi phạm pháp luật. Người sống có đạo đức sẽ suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới