I. Tình hình thế giới và trong nước
1. Tình hình thế giới
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
- Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định:
- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, thực hiện một số cải cách dân chủ đối với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
2. Tình hình trong nước
- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng làm cho mọi tầng lớp trong xã hội lao đao, cực khổ.
- Bọn cầm quyền phản động vẫn tiếp tục thi hành những chính sách bóc lột và đàn áp các phong trào cách mạng.
II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ
1. Chủ trương của Đảng
- Xác định kẻ thù trước mắt: bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai
- Nhiệm vụ trước mắt: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Lực lượng Cách mạng: Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936) (Tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm mục đích tập hợp mọi lực lượng đông đảo nhân dân chống phát xít và tay sai phản động.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Đấu tranh chính trị hòa bình dưới hình thức hợp pháp công khai.
2. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu
- Phong trào đấu tranh chính trị:
- Phong trào đấu tranh bằng báo chí: Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, các đoàn thể ra đời: Tiền phong, Dân chúng, Bạn dân, Nhành lúa,…
- Phong trào đấu tranh nghị trường: ĐCS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã cử người tranh cử vào một số cơ quan như Viện dân biểu Bắc Kì, Trung Kì, Hội đồng Quản hạt Nam Kì,…
- Từ cuối năm 1938, phong trào thu hẹp và đến 9/1939 thì chấm dứt.
III. Ý nghĩa của phong trào
- Là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn.
- Uy tín của Đảng được nâng cao rõ rệt.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng và thấm sâu trong quần chúng.
- Đảng đào tạo được đội ngũ chính trị đông đảo cho cách mạng.
- Là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 77, ở Việt Nam, hạu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống của các giai cáp tầng lớp nhân dân lao động mà cả đến những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó,bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Lúc này, nhân dân chưa làm chủ chính quyền.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 77, năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 76, giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít – một chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính.
Ở nước ta, mặt trận nào dưới đây được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới ?
Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập : Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. . Đến tháng 3-1938, mặt trận này đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế thế giới.
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. Đến tháng 3/1938, Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Căn cứ vào tình hình thực tế trong nước và hoàn cảnh quốc tế, Đảng quyết định tạm thời hoãn các khẩu hiệụ "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" và nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là : "Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình". Như vậy, căn cứ vào những khẩu hiệu đã nêu sẽ không có nội dung biểu tình đòi giảm sưu, giảm thuế.
Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 77, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương thành lập ở các Mặt trận Nhân dân nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 76, giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít – một chế độ độc tài tàn bạo nhất của tư bản tài chính.
Khối liên kinh công – nông được hình thành là thành công của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Các phương án còn lại là thành công của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp ở các thuộc địa. Từ đó đưa ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: "Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình".
Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháo sẽ cứ một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoànm tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
= > Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội thời kì 1936 – 1939 là thu thập "dân nguyện", đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
Các phong trào diễn ra trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là :
- Phong trào Đông Dương đại hội.
- Đón phái viên và toàn quyền mới.
- Các cuộc bãi công của công nhân, mít tinh, biểu tình của nhân dân lao động tiêu biểu là cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1-5-1938.
- Đấu tranh báo chí.
= > Phong trào phá kho thóc Nhật diễn ra vào năm 1945
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Lưu ý :
Đặt ra nhiệm vụ trước mắt như trên thể hiện sự sáng tạo trong quá trình lãnh đạo của Đảng, phù hợp với yêu cầu của tình hình thế giới và trong nước giai đoạn này.
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.
Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới (sau là Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Theo SGK Lịch sử 9 trang 77, năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được trả tự do. Những chính sách khác Pháp không thực hiện trong giai đoạn này.
Hội nghị tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là công nhân và nông dân, biểu dương lực lượng qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa "dân nguyện".