I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
1. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Nhiều khó khăn bao trùm Nhật Bản: nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề,…
2. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh:
- Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các chính sách dân chủ được tiến hành:
- Tác dụng: Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sự phát triển đất nước.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh
- Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ là cơ hội để nền kinh tế Nhật Bản phát triển manh mẽ.
- Những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
- Những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
- Khó khăn, hạn chế: thiếu nguyên liệu, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh (Giảm tải)
Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là chế độ quân chủ lập hiến, ngôi vua chỉ mang tính chất tượng trưng, không có thực quyền. Mọi quyền lực nằm trong tay quốc hội, đứng đầu chính phủ là Thủ tướng.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ : cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp (1946), xóa bỏ triệt để các tàn tích phong kiến, xử tội phạm chiến tranh. Trong đó, cải cách Hiến pháp đã phá vỡ những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa phong kiến quân phiệt, tạo điều kiện để Nhật phát triển mạnh về mọi mặt.
Về nông nghiệp, Nhật Bản không có những điều kiện thuận lợi để phát triển, nên chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu lương thực trong nước và 2/3 nhu cầu thịt, sữa, còn lại phải đi nhập khẩu. Vì vậy, Nhật Bản không xuất khẩu được lương thực.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 36, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề ; đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước : thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Như vậy, lãnh thổ bị chia cắt làm hai phần không phải khó khăn của Nhật Bản trong thời kì này.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng.
Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và các nước tư bản Tây Âu là khó khăn mà Nhật Bản gặp phải trong phát triển kinh tế. Các phương án còn lại đều là nguyên nhân khiến khiến kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì".
Theo SGK Lịch sử 9 trang 37, nền kinh tế Nhật Bản dần được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) – được coi là "ngọn gió thần"đối với kinh tế Nhật Bản.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 37, ngay sau chiến tranh, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành… những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 37, sau chiến tranh, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt những cải cách dân chủ được tiến hành. Như vậy, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới chế độ quân quản của Mĩ, Nhật Bản đã thi hành một loạt cải cách dân chủ như ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ: thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949); xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang ; giải thể các công ti độc quyền lớn; thành lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo...)
Phương án "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp" không thuộc nội dung cải cách dân chủ dưới chế độ quân quản của Mĩ đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 36, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.