Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Lý thuyết về Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

a. Khái niệm

Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền được tham gia xây dựng, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. Ví dụ: Đi bầu cử tại đại hội Đảng, ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp…

b. Cách thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Công dân có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trực tiếp: Tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức nhà nước.

Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp).

c. Ý nghĩa

 Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội tạo nên sức mạnh trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Công dân trong độ tuổi nào dưới đây có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Câu 2: Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ thực hiện được :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ thực hiện được quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của mình đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 3: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. (SGK GDCD 9 tr 58)

Câu 4: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia ...

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. (SGK GDCD 9 tr 58)

Câu 5: Công dân trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công dân đủ 18 tuổi mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 6: Cơ quan nào sau đây là đại biểu cao nhất của nhân dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 7: Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhà nước bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.