Môi trường và các nhân tố sinh thái

Môi trường và các nhân tố sinh thái

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Môi trường và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết về Môi trường và các nhân tố sinh thái

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Image result for các loại môi trường của sinh vật

- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …

 + Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.

+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất

+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác

II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG

- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật

- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng …

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm: các sinh vật: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh…; nhân tố con người có các tác động tiêu cực (săn bắn, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép).

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng, từng môi trường và thời gian tác động.

III. GIỚI HẠN SINH THÁI

Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

Image result for giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng sẽ phân bố rộng, dễ thích nghi.

 + Ví dụ cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 5 độ C – 42 độ C, vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 0 độ C – 90 độ C.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Con người được tách ra một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Câu 2: Môi trường sống của sán lá gan là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sán lá gan là sinh vật kí sinh trong lá gan của động vật, vì vậy môi trường sống của chúng là môi trường sinh vật.

Câu 3: Môi trường sống của hoa hồng nhung là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoa hồng nhung là loài hoa quen thuộc, được trồng và phát triển dưới đất.

Câu 4: Môi trường sống của cá chép là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cá chép thường sống ở các sông, hồ nước ngọt. Vì vậy môi trường sống của chúng là môi trường nước.

Câu 5: Nhân tố sinh thái hữu sinh được chia thành mấy loại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.

Câu 6: Đâu không phải nhân tố sinh thái vô sinh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi khuẩn thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 7: Nhân tố sinh thái là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo định nghĩa SGK sinh học 9: nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

Câu 8: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán...

Câu 9: Khoảng thuận lợi là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 10: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo định nghĩa SGK sinh học 9: môi trường là nơi sinh sống của các sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

Câu 11: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm chính: nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhân tố sinh thái hữu sinh (sống).

Câu 12: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giới hạn trên và giới hạn dưới là 2 điểm gây chết trong giới hạn sinh thái, giữa hai điểm đó có 1 khoảng giá trị được gọi là điểm cực thuận – đây là mức sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất của sinh vật.

Câu 13: Đâu không phải nhân tố sinh thái hữu sinh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 14: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào sau đây không thể hiện cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,...

Câu 15: Giới hạn sinh thái là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo định nghĩa SGK sinh học 9: giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.