Diện tích tam giác

Diện tích tam giác

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Diện tích tam giác

Lý thuyết về Diện tích tam giác

1. Định lý

Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.

$S=\dfrac{1}{2}ah$

2. Hệ quả

Diện tích tam giác vuông bằng nửa tỉ số hai cạnh góc vuông.

$S=\dfrac{1}{2}bc$

 

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Diện tích hình vẽ với các thông số tương ứng như hình bên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có

$ \begin{array}{l} {{S}_{ABCD}}=ab \\ {{S}_{EAB}}=\dfrac{1}{2}\left( c-a \right)b \\ \Rightarrow {{S}_{EABCD}}=ab+\dfrac{1}{2}\left( c-a \right)b=\dfrac{1}{2}\left( c+a \right)b \end{array} $

Câu 2: Hai cạnh của một tam giác có độ dài là 4cm và 6cm. Diện tích của tam giác không thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giả sử hai cạnh của tam giác là 4 cm và 6 cm.

Chiều cao tương ứng của hai tam giác là h và k.

Ta có: $ {{S}_{1}}=\dfrac{1}{2}.4.h $ ; $ {{S}_{2}}=\dfrac{1}{2}.6.k $

h và k là đường cao tương ứng với cạnh đáy là 4 và 6.

Theo tính chất của đường vuông góc và đường xiên thì $ \left\{ \begin{array}{l} h\le 4 \\ h\le 6 \end{array} \right. $

Suy ra diện tích của tam giác $ S\le 18 $

Câu 3: Diện tích của một tam giác đều có cạnh bằng a là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi H là chân đường cao từ A, ta có $ HC=\dfrac{a}{2} $

Khi đó $ AH=\sqrt{{{a}^{2}}-\dfrac{{{a}^{2}}}{4}}=\dfrac{a\sqrt{3}}{2} $

$ \Rightarrow {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC=\dfrac{1}{2}.\dfrac{a\sqrt{3}}{2}.a=\dfrac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4} $

Câu 4: Cho tam giác ABC và đường trung tuyến AM, AH là đường cao ( H thuộc BC). Lấy N là trung điểm của AC. Khẳng định đúng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kẻ đường cao AH.

Ta có $ {{S}_{ABM}}=\dfrac{1}{2}AH.BM;{{S}_{ACM}}=\dfrac{1}{2}AH.CM $

$ BM=CM $ (vì AM là trung tuyến)

Vậy $ {{S}_{AMB}}={{S}_{AMC}} $

Câu 5: Cho tam giác AOB vuông tại O với đường cao OM. Khi đó ta có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có diện tích ΔAOB qua đường cao OM và cạnh đáy AB: $ {{S}_{OAB}}=\dfrac{1}{2}OM.AB $

Ta có tính diện tích ΔAOB vuông với hai cạnh góc vuông OA, OB là: $ {{S}_{OAB}}=\dfrac{1}{2}OA.OB $

Suy ra $ AB.OM=OA.OB $

Câu 6: Cho tam giác ABC, biết $ AB=2AC $ . Tỉ số hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và C bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 

Gọi BH và CK là 2 đường cao trong tam giác ABC

Ta có: $ {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AB.CK=\dfrac{1}{2}AC.BH $

Suy ra: $ AB.CK=AC.BH\Rightarrow \dfrac{BH}{CK}=\dfrac{AB}{AC} $

$ AB=2AC\left( gt \right)\Rightarrow \dfrac{BK}{CH}=\dfrac{2AC}{AC}=2 $ .

Câu 7: Diện tích của một tam giác cân có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng b là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ HC=\dfrac{a}{2}\Rightarrow A{{H}^{2}}=A{{C}^{2}}-H{{C}^{2}}={{b}^{2}}-\dfrac{{{a}^{2}}}{4} $

$ \begin{array}{l} \Rightarrow AH=\sqrt{{{b}^{2}}-\dfrac{{{a}^{2}}}{4}}=\dfrac{1}{2}\sqrt{4{{b}^{2}}-{{a}^{2}}} \\ \Rightarrow {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC=\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}\sqrt{4{{b}^{2}}-{{a}^{2}}}.a=\dfrac{1}{4}a\sqrt{4{{b}^{2}}-{{a}^{2}}} \end{array} $

 

Câu 8: Trong hình bên, số tam giác có diện tích bằng diện tích tam giác $ {{S}_{AOB}} $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có: $ OA=OB=OC=OD $ (tính chất hình chữ nhật)

$ \Delta OAB=\Delta OCD\left( c.g.c \right)\Rightarrow {{S}_{OAB}}={{S}_{OCD}}\left( 1 \right) $

$ \Delta OAD=\Delta OBC\left( c.g.c \right)\Rightarrow {{S}_{OAD}}={{S}_{OBC}}\left( 2 \right) $

Kẻ $ AH\bot BD $ ; $ {{S}_{OAD}}=\dfrac{1}{2}AH.OD $ ; $ {{S}_{OAB}}=\dfrac{1}{2}AH.OB $

Suy ra: $ {{S}_{OAD}}={{S}_{OAB}}\left( 3 \right) $

Từ (1), (2) và (3) $ \Rightarrow {{S}_{OAB}}={{S}_{OBC}}={{S}_{OCD}}={{S}_{ODA}} $

Vậy có 3 tam giác trong hình có diện tích bằng diện tích tam giác $ OAB $ .

Câu 9: Cho tam giác $ABC$ có đáy $BC$ cố định và đỉnh A di động trên đoạn thẳng $ DE $ , với $DE$ qua $A$$DE$ song song với $BC$. Khi đó khẳng định nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tam giác $ABC$ có cạnh đáy BC không đổi, chiều cao $AH$ là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song không đổi.

Vậy điểm A thay đổi trên $DE // AB$ thì $ {{S}_{ABC}} $ không đổi.

Nên $ {{S}_{ABC}} < S{{ }_{DBC}} $ là sai.

Câu 10: Cho tam giác $ ABC;AM $ là đường trung tuyến. Biết diện tích của $ \Delta ABC $ bằng $ 60c{{m}^{2}} $ . Diện tích của tam giác $ AMC $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kẻ $ AH\bot BC $ tại $ H $ . 

Ta có $ {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC;{{S}_{AMC}}=\dfrac{1}{2}AH.MC $

Mà $ AM $ là đường trung tuyến nên $ M $ là trung điểm của $ BC\Rightarrow BC=2AM $ Từ đó $ {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC=\dfrac{1}{2}AH.2MC=2{{S}_{AMC}} $

Suy ra $ {{S}_{AMC}}=\dfrac{1}{2}{{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}.60=30c{{m}^{2}} $ .

Vậy $ {{S}_{AMC}}=30c{{m}^{2}} $ .

Câu 11: Cho hai tam giác $ABC$ và $DBC$. Kẻ đường cao $AH$ của tam giác $ABC$. Kẻ đường cao $DK$ của tam giác $DBC$. Gọi S là diện tích của tam giác $ABC$. Gọi $S’$ là diện tích của tam giác $DBC$. Khi đó $ \dfrac{S}{S'} $ bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai $ΔABC$ và $ΔDBC$ có chung canh đáy BC nên ta có:

$ {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AH.BC=S $

$ {{S}_{DBC}}=\dfrac{1}{2}DK.BC=S' $

$ \Rightarrow \dfrac{S}{S'}=\dfrac{AH}{DK} $

 

Câu 12: Cho tam giác $ ABC $ , lấy $ M $ thuộc $ BC $ sao cho $ BM=3CM $ . Hãy chọn câu sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kẻ $ AH\bot BC $ tại $ H $ . 

Mà $ BM=3CM\Rightarrow BM=\dfrac{3}{4}BC;CM=\dfrac{1}{4}BC $

 Khi đó ta có

$ \begin{array}{*{35}{l}} {{S}_{ABM}}=\dfrac{1}{2}.AH.BM=\dfrac{1}{2}AH.\dfrac{3}{4}BC \\ =\dfrac{3}{4}.\left( \dfrac{1}{2}AH.BC \right)=\dfrac{3}{4}{{S}_{ABC}} \end{array} $

$ \begin{array}{*{35}{l}} {{S}_{AMB}}=\dfrac{1}{2}.AH.MB=\dfrac{1}{2}AH.3MC \\ =3.\left( \dfrac{1}{2}AH.MC \right)=3{{S}_{AMC}} \end{array} $

$ \begin{array}{*{35}{l}} {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}.AH.BC=\dfrac{1}{2}AH.4MC=4{{S}_{AMC}} \\ \Rightarrow {{S}_{ABC}}=4{{S}_{AMC}}\Leftrightarrow {{S}_{AMC}}=\dfrac{1}{4}{{S}_{ABC}}. \end{array} $