II. BỆNH GIANG MAI
1. Nguyên nhân
- Do xoắn khuẩn gây ra.
- Đặc điểm:
+ Sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
+ Dễ chết do các chất diệt khuẩn, nơi khô ráo và nhiệt độ cao.
2. Triệu chứng
- Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy (săng), sau biến mất (giai đoạn I).
- Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa (giai đoạn II)
- Bệnh nặng có thể gây sang chấn thần kinh (giai đoạn III)
3. Tác hại
- Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận và hệ thần kinh)
- Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc dị dạng bẩm sinh
4. Con đường truyền bệnh
- Qua quan hệ tình dục là chủ yếu
- Qua truyền máu
- Qua các vết xây xát trên cơ thể
- Qua nhau thai từ mẹ sang con
5. Biện pháp phòng chống
- Tránh quan hệ tình dục với người bị bệnh
- Đảm bảo an toàn khi truyền máu (kiểm tra máu trước khi truyền)
- Khi bị thương, xây xát chân cần cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường gây bệnh
1. Đái buốt.
2. Tiểu tiện có máu lẫn mủ.
3. Phù nề, đỏ miệng sáo.
Nam giới bị bệnh lậu có các triệu trứng sau: đái buốt, tiểu tiện có mãu lẫn mủ do viêm, miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật. Bệnh có thể tiến triển nặng vào sâu bên trong.
Người bị bệnh giang mai có các triệu chứng như sau: xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất.
(Kiến thức SGK) Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và dễ chết ở nơi khô ráo, nhiệt độ cao.
Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn gây nên.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới