BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỀN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I. Thổ nhưỡng
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thổ nhưỡng:
- Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
II. Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu -> sinh vật -> đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất.
Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển.
Ở miền núi, địa hình dốc nên mưa lớn sẽ làm quá trình xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ và tầng phong hóa mỏng \Rightarrow1 Quá trình xói mòn tạo nên đặc điểm đất ở miền đồi núi với tầng phong hóa mỏng.
Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tới thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
Ở miền núi, địa hình dốc nên mưa lớn sẽ làm quá trình xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ. Quá trình xói mòn tạo nên đặc điểm đất ở miền đồi núi
Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận cực lục địa là thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên.
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Khí hậu ôn đới hải dương có nhóm đất chính là rừng lá đất nâu và xám.
Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) - > hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn với tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng - > cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.
Thổ nhưỡng (đất) là lớp đất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Vùng có điều kiện nhiệt ẩm dồi dào quá trình phá hủy đá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiểu sản phẩm phong hóa; mặt khác mưa lớn nên quá trình xói mòn mạnh mẽ, độ ẩm cao thúc đẩy quá trình phân hủy xác vi sinh diễn ra nhanh. Vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt ẩm dồi dào nên feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng tạo nên đất feralit đỏ vàng, giàu chất dinh dưỡng.
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của đất là nhiệt độ và độ ẩm.