Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

MỤC LỤC

    A. Củng cố kiến thức

       - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm

       - Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe)

       - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, cần có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.

       - Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

    B. Ví dụ minh họa

       Văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

       -Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta.

       - Câu văn (cảm thán):

       + Hỡi đồng bào toàn quốc!

       + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    C. Bài tập củng cố

    Bài 1: Hãy gạch chân các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng:

       Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.

    (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

    Hướng dẫn làm bài

       Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.

       Tác dụng: Có sức truyền cảm cao. Đồng thời cũng cho thấy sự căm tức, uất hận trước tội ác của giặc, cũng như giận trước thái độ bàng quan của kẻ bên dưới. Cho thấy tinh thần yêu nước sâu sắc của Trần Quốc Tuấn (nhục, lo, thẹn, tức, căm, vui…)

    Bài 2: Viết đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Hãy sống yêu thương, chan hòa với mọi người” sao cho đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm

    Hướng dẫn làm bài

       Trong cuộc sống, mỗi con người cần phải sống yêu thương, chan hòa với mọi người. Sống yêu thương, chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp, quan tâm và thường xuyên tham ra các hoạt đông chung. Nó sẽ giúp cho cuộc sống vui vẻ và được mọi người yêu quý. Nếu không có tình yêu thương thì nhân loại sẽ chìm trong lạnh giá. Mỗi người chỉ còn là cái xác vô hồn, không còn biết yêu, biết quan tâm tới nhau. Vì vậy, tình yêu thương là chất keo gắn kết mảnh vỡ tâm hồn, vực dậy những con người lầm lỗi, làm cho cuộc sống trở nên vui tươi, ý nghĩa hơn. Tình yêu thương không có ở đâu xa, đó là tình bạn thắm thiết, tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu thương giữa những người cùng dân tộc…Khi gặp những người hoạn nạn, khó khăn, tình yêu thương là sự giúp đỡ, cưu mang, an ủi lẫn nhau. Nhưng trong cuộc sống, có những người lại sống thờ ơ, vô cảm, lạnh nhạt và xa lánh mọi người…thì cuộc sống thật vô vị, tẻ nhạt. Vì vậy, chúng ta hãy sống yêu thương và chan hòa với mọi người.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào ?

    A. Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc)

    B. Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận

    C. Giải thích rõ ràng hơn vấn đề nghị luận

    D. Cả A, B, C đều sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 2: Phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) có yếu tố biểu cảm hay không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 3: Trong đoạn văn: “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [. . . ] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao ?” tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì ?

    A. Bực mình, tức tối      B. Đau đớn, xót xa.

    C. Phẫn nộ, bất bình      D. Cả B và C đều đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 4: Để thể hiện tình cảm và thái độ đó, tác sử dụng phương tiện gì ?

    A. Sử dụng câu cảm thản để bộc lộ cảm xúc.

    B. Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.

    C. Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa.

    D. Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 5: Để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận thì:

    A. Phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói).

    B. Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.

    C. Cảm xúc cần phải diễn tả chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.

    D. Cả A, B, C đều đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 6: Có nhận định cho rằng: “Trong bài văn nghị luận thì không cần yếu tố biểu cảm. ” ý kiến trên đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 7: Hai văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 8: Trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (Trích “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc) tác giả sử dụng biện pháp gì để biểu cảm?

    A. Đối lập B. So sánh

    C. Liệt kê D. Nhân hóa

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 9: Có bạn cho rằng: “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng”. Ý kiến trên đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 10: Cho đoạn văn sau:

    “Ngày nay, học sinh ngày càng thụ động trong học tập, để xảy ra tình trạng học vẹt học tủ. Điều này đã trở thành một vấn nạn của ngành giáo dục. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là học vẹt, học tủ?. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc mà không hiểu gì. Học tủ là chỉ học một vài nội dung cho rằng sẽ thi, học mang tính chất đối phó tạm thời. Cả hai cách học này đều không mang lại hiệu quả trong học tập mà trái lại còn có tác hại rất lớn. Học vẹt, học tủ sẽ khiến học sinh không thu nhận được kiến thức thực sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, thông minh. Kiến thức có thể bị phiến diện lệch lạc. Nếu học tủ mà đi thi không trúng tủ sẽ không làm được bài. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, không giúp gì được cho tư duy, không củng cố được kiến thức, không đem lại được lợi ích gì cho tương lai. Như vậy, theo các bạn, có nên học vẹt và học tủ không?. Phải học như thế nào để đem lại kết quả tốt cho bản thân mình và không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô.

    Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

    A. Làm thế nào để đem lại kết quả học tập tốt. B. Tác dụng của học vẹt và học tủ.

    C. Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. D. Cả A,B,C đều sai.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C