MỤC LỤC
A. Củng cố kiến thức
- Văn nghị luận cần phải có yếu tố tự sự và miêu tả
- Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục, mạnh mẽ hơn
- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
- Cần bổ sung: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận là các yếu tố có tính hỗ trợ, bổ sung làm sáng tỏ luận điểm. Không lạm dụng các yếu tố tự sự, miêu tả bởi đây không phải đích của văn nghị luận. B. Ví dụ minh họa
“Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc … đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”. Vì vậy, thuở xưa, khi còn bé, con gái để tóc trái đào, nhưng đến tuổi trưởng thành thì không bao giờ cắt tóc nữa mà cứ để cho dài mãi. Có được một mái tóc dài và bóng mượt là niềm kiêu hãnh của người con gái. Họ thường gội bằng nước bồ kết cho sạch, gội xong phải xả lại bằng chanh cho mềm tóc. Ở miền Nam trồng nhiều dừa, người ta còn bôi nhẹ một lượt dầu dừa lên mái tóc để lấy mùi thơm và làm bóng tóc. Vì vậy chúng ta phải chú ý chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài lần phẩm chất bên trong.
C. Bài tập củng cố
Bài 1: Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn sau:
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v. v. trước khi đưa họ đến Mácxây xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!", đó sao?
Thế là những "cựu binh" - đúng hơn là cái xác còn lại - sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý cả.
(Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc)
Hướng dẫn làm bài
- Yếu tố tự sự: Kể lại tội ác của quân Pháp đối xử với người lính chiến đấu trở về.
- Yếu tố miêu tả: bộ quần áo mới toanh, cho họ ăn như cho lợn ăn, xếp như xếp lơn, hầm tàu ẩm ướt, không giường nằng, không ánh sáng, thiếu không khí, đón chào nồng nhiệt
⇒ Sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn trích trên cho thấy sự độc ác, vô nhân tính, tráo trở của thực dân
Bài 2: Viết một đoạn văn nghị luận: “Suy nghĩ của anh/ chị về nạn bạo hành trẻ em ngày nay” trong đó sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả
Hướng dẫn làm bài
Mặc dù xã hội ngày càng phát triển, văn minh nhưng vẫn tồn tại một số hiện tượng xấu, phổ biến nhất là nạn bạo hành trẻ em. “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước” nhưng các em hằng ngày vẫn bị bạo ngược, đánh đập, tra tấn, lăng mạ, xúc phạm… làm tổn thương cả thể xác và tinh thần. Trên ác phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ như cháu Đan Trân, trường mầm non Thiên Thơ, bị cô bảo mẫu Lê Vi, vì muốn cháu ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết bi thương; Hay cô Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả. . . những đứa trẻ còn rất non yếu. Hay bé Hảo mới 4 tuổi đã bị ngay người mẹ "đứt ruột" đẻ ra mình bạo hành. Thấy con nghịch tờ tiền, bà mẹ đã dùng kéo cắt ngón tay để "Cảnh cáo", một lần bé Hảo không may trèo cây bị ngã. Trước sự việc đó, bà mẹ chẳng những không cứu con, mà thậm chí còn có một hành động tàn ác hơn cả dã thú. Dùng dao phạt đứt gót chân con. Hậu quả là bé Hảo bị mất 41% sức khoẻ, trên mình đầy rẫy vết thương và phải sống như một người tàn phế…. Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Nguyên nhân có thể là do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo. . . Hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em.
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4:
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,
Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.
Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Câu 2: Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?
A. Nghị luận + miêu tả B. Nghị luận + biểu cảm
C. Nghị luận + tự sự D. Tự sự + miêu tả.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 3: Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì ?
A. Sự tàn ác của giặc Minh đối với quân ta.
B. Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
C. Các mưu sách tiêu diệt quân giặc của nghĩa quân Lam Sơn.
D. Sự thất trận liên tiếp, nặng nề và nhục nhã của giặc Minh.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 4: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì ?
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
A. Liệt kê B. Nhân hoá
C. So sánh D. ẩn dụ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 10:
. . . “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, đư¬ợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hư¬ớng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư¬ khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn ph¬ương đất nư¬ớc; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vư¬ơng muôn đời. ”
(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)
Câu 5: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?
A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.
B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bâc nhất.
C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.
D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 6: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?
A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.
B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 7: Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 8: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?
A. Miêu tả B. Biểu cảm
C. Tự sự D. Lập luận
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 9: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?
A. Vị trí địa lí
B. Địa thế sông núi
C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt
D. Gồm cả ý A, B, C
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 10: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?
A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.
B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.
C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.
D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B