Đi bộ ngao du (Ru-xô)

Đi bộ ngao du (Ru-xô)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đi bộ ngao du (Ru-xô)

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    I. Đôi nét về tác giả Ru-xô

    - Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau

    - Quê quán: Nhà văn người Pháp

    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

       + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp

       + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…

    II. Đôi nét về tác phẩm Đi bộ ngao du

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ

    2. Bố cục

    - Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn

    - Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời

    - Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người

    3. Giá trị nội dung

    - Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên

    4. Giá trị nghệ thuật

    - Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động

    III. Dàn ý phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du

    I/ Mở bài

    - Giới thiệu vài nét về tác giả Ru-xô: là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp với nhiều đóng góp tích cực cho xã hội

    - Vài nét về văn bản: Đi bộ ngao du là một văn bản nói về những lợi ích không tưởng của việc đi bộ, qua đó khuyên mỗi người nên đi bộ thường xuyên để tìm thấy những điều mới lạ.

    II/ Thân bài

    1. Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn

    - Những trở ngại gặp phải và những cách khắc phục tương ứng:

       + Thời tiết xấu⇒ Đi ngựa

       + Chán ⇒ tìm những thứ để giải trí

       + Mệt ⇒ Vận động hai cánh tay

    - Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc

       + Muốn đi, muốn dừng nhiều tuỳ ý

       + Không phụ thuộc vào con người, phương tiện

       + Không phụ thuộc vào đường xá lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình

       + Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi

    ⇒ Đi bộ ngao du là niềm hạnh phúc, được tự do thưởng ngoạn

    2. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời

    - Đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Py-ta-go

       + Những nhà triết gia đi bộ ⇒ Xem xét tài nguyên trái đất phô bày phong phú

       + Những người yeu mến nông nghiệp đi bộ ⇒ Muốn biết các sản vật… và cách thức trồng trọt

       + Người có chút ít hứng thú với tự nhiên học ⇒ Xem xét khoảnh đất, hoa lá, hóa thạch

    - Sự đối lập giữa phòng sưu tập của vua chúa và của Ê-min

       + Phòng sưu tập của các vua chúa toàn những đồ linh tinh

       + Phong sưu tập của Ê-min phong phú hơn- là cả trái đất, mỗi nơi mỗi vật ở đúng chỗ của nó

    ⇒ Đi bộ ngao du sẽ trau dồi vốn tri thức, mở mang tầm nhìn. Đồng thời tác giả cũng muốn đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu kiến thức thực tế

    3. Đi bộ ngao du tăng cường sức khỏe, tinh thần cho con người

    - Đi bộ ngao du giúp tinh thần thoải mái, rèn luyện được sức khỏe, tránh buồn bã cáu kỉnh, nếu mệt mỏi thì nên đi bộ ngao du sẽ thấy tâm hồn thoải mái thư giản và yêu đời.

    III/ Kết bài

    - Khẳng định lại giá trị nội dung của tác phẩm: Văn bản như một lời khuyên, kinh nghiệm sống mỗi người nên đi bộ ngao du để trau dồi mọi thứ

    - Liên hệ rèn luyện bản thân

    B. Bài tập luyện tập

    Câu 1: Văn bản Đi bộ ngao du được trích dẫn từ tác phẩm nào ?

    A. Chiếc lá cuối cùng      B. Những người khốn khổ

    C. Đôn Ki-hô-tê      D. Ê-min hay Về giáo dục

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 2: Tác giả của đoạn trích Đi bộ ngao du là nhà văn nước nào ?

    A. Anh      B. Tây Ban Nha

    C. Pháp      D.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 3: Chú bé được nói đến trong Đi bộ ngao du có tên là gì ?

    A. Ê-min      B. Giôn-xi

    C. Pi-ta-go      D. Xiu

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 4: Luận điểm nào được nêu trong đoạn một của văn bản Đi bộ ngao du ?

    A. Niềm hạnh phúc của con người khi không phải đi ngựa.

    B. Sự tự do, tuỳ theo ý thích của con người khi đi bộ ngao du.

    C. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.

    D. Cả A, B, C đều đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 5: Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào cái gì ?

    A. Những con ngựa.      B. Những con đường thuận tiện.

    C. Gã phu trạm.      D. Bản thân họ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 6: Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai của văn bản Đi bộ ngao du ?

    A. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi bộ.

    B. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.

    C. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi vốn kiến thức.

    D. Tác dụng của việc đi bộ ngao du.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 7: Trong Đi bộ ngao du, Ru-xô đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?

    A. Nghị luận + biểu cảm      B. Nghị luận + thuyết minh

    C. Nghị luận + miêu tả      D. Miêu tả + biểu cảm

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 8: Luận điểm nào không xuất hiện trong văn bản Đi bộ ngao du ?

    A. Đi bộ ngao du đem đến cho ta sự tự do và không phụ thuộc vào ai.

    B. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.

    C. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.

    D. Đi bộ ngao du là việc làm nên được thực hiện hằng ngày.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 9: Trong đoạn hai của Đi bộ ngao du, tác giả phê phán những ai ?

    A. Những người đi ngao du bằng xe ngựa. B. Những triết gia phòng khách.

    C. Những nhà tự nhiên học. D. Những người đi ngao du bằng xe đạp.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 10: Những thứ nào có trong phòng sưu tập của chú bé Ê-min ?

    A. Hoa lá      B. Cả trái đất

    C. Những hòn sỏi      D. Các hoá thạch

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 11: Trong đoạn ba của văn bản Đi bộ ngao du, tác giả sử dụng phương tiện gì để bộc lộ cảm xúc của mình ?

    A. Câu cảm thán B. Các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm.

    C. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. D. Câu trần thuật.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 12: Qua đoạn trích có thể thấy nhà văn Ru-xô là người như thế nào ?

    A. Giản dị      B. Yêu mến thiên nhiên

    C. Quý trọng tự do.      D. Gồm cả A, B, C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 13: Câu nào sau đây không phải là dẫn chứng rút ra từ thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô ?

    A. Bất cứ đâu tôi yêu thích, tôi lưu lại đấy.

    B. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; . . .

    C. Đi bộ ngao du là đi ngao du như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go.

    D. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 14: Những điều bổ ích của việc đi bộ ngao du được tác giả nhắc đến trong đoạn ba là gì ?

    A. Sức khoẻ được tăng cường.     B. Tiết kiệm được tiền bạc.

    C. Tính khí trở nên vui vẻ.      D. Gồm ý A và B

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 15: Nghĩa của từ "đạm bạc" trong câu "Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!" là gì?

    A. Chỉ sự ăn uống không chuộng nhiều, không thô tục.

    B. Chỉ sự ăn uống chỉ có những thức ăn cần thiết, không có những thức ăn đắt tiền.

    C. Chỉ sự ăn uống cầu kì, yêu cầu cao.

    D. Chỉ sự ăn uống không kín đáo, không lịch sự.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 16: Có thể thay thế từ "đạm bạc" trong câu trên bằng từ nào?

    A. thanh đạm.      B. bạc bẽo.

    C. thanh khiết.      D. túng thiếu.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 17: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Đi bộ ngao du là gì?

    A. Lập luận hợp lí, chặt chẽ.

    B. Kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ với các dẫn chứng lấy từ thực tiễn của nhà văn.

    C. Giọng văn giàu cảm xúc.

    D. Gồm cả A, B, C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 18: Nội dung chính của tiểu thuyết “Ê-min hay Về giáo dục” là gì?

    A. Quan niệm về giáo dục của nhân vật Ê-min.

    B. Bàn về chuyện giáo dục em bé Ê-min lúc sơ sinh.

    C. Bàn về chuyện giáo dục em bé Ê-min lúc trưởng thành.

    D. Bàn về chuyện giáo dục em bé Ê-min từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 19: Nhân vật Ê-min trong đoạn trích “Đi bộ ngao du” đang ở lứa tuổi nào?

    A. Mới được sinh ra B. Đi học tiểu học

    C. Đã trưởng thành D. Đã trưởng thành và lập gia đình.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 20: Tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” thuộc thể loại gì?

    A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn

    C. Truyện dài D. Tùy bút

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A