Thuế máu (Hồ Chí Minh)

Thuế máu (Hồ Chí Minh)

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thuế máu (Hồ Chí Minh)

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

    - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

       + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

       + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

       + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

    - Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào.

    II. Đôi nét về tác phẩm Thuế máu

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946

    2. Giá trị nội dung

    - Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc

    3. Giá trị nghệ thuật

    - Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình

    - Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo

    - Giọng điệu trào phúng đặc sắc

    - Ngôn từ mang màu sắc châm biếm

    - Thủ pháp tương phản, đối lập

    III. Dàn ý phân tích tác phẩm Thuế máu

    I/ Mở bài

    - Giới thiệu vài nét về tác giả: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, bên cạnh đó Người còn là một nhà văn xuất sắc của nền văn học nước nhà.

    - Và nét về tác phẩm: Thuế máu chính là một lời tố cáo, lên án thực dân phong kiến tàn ác và cảm thương sâu sắc cho những người bản xứ phải chịu cảnh nô lệ, bóc lột

    II/ Thân bài

    1. Chiến tranh và người bản xứ

    - Xoáy sâu và sự đối lập giữa thời kì: Trước chiến tranh và sau chiến tranh⇒ Làm nổi bật, tố cáo thủ đoạnlừa bịp của thực dân Pháp

       + Trước chiến tranh:vdân bản địa bị coi khinh, chà đạp, đối xử như súc vật, ngu si, bẩn thỉu…

       + Khi chiến tranh vừa mới xảy ra: Các nhà cầm quyền bắt đầu ngọt ngào, âu yếm, tâng bốc người dân thuộc địa lên tận mây xanh ⇒ phản ánh sự mâu thuẫn, vạch trần bộ mặt thâm hiểm giả dối của bọn thực dân

       + Sự thật: người dân bản địa phải làm công cụ đỡ đạn cho chúng, nộp thuế máu cho bọn thực dân, xa vợ con, từ biệt quê hương để dấn thân vào chiến trường

    ⇒ Từ ngữ miêu tả chân thực ⇒ sự sục sôi căm thù với dã tâm độc ác của bọn đế quốc xạo trá, niềm thương cảm xót xa, đau đớn cho số phận của người dân các nước thuộc địa

    2. Chế độ lính tình nguyện

    - Bọn đế quốc gọi là đi lính tình nguyện nhưng thực ra là tóc nã, bắt ép săn đuổi đến không còn đường thoát

    - Chúng nghĩa ra hàng trăm cách để bắt nhân dân thuộc địa phải đi lính hoặc xì tiền ra

    - Những người đi lính bị đối xử một cách thậm tệ, bọ bắt buộc, bị nhốt.

    ⇒ Những sự việc xác đáng đã vạch trần bộ mặt giả dối, những hành động, thủ đoạn xấu xa, tố cáo sự thảm khốc tới toàn thế giới

    3. Kết quả của sự hi sinh

    - Số phận bị thảm của những người lính thuộc địa sau khi kết thúc chiến tranh:

       + Tưởng rằng khi trở về sẽ được thưởng xứng đáng nhưng họ đột ngột bị chính quyền ném đá lại là những người bẩn thỉu

       + Đối với những thương binh và gia đình sĩ tử, chính quyền đền bù thật khéo léo và có lợi bằng cách cung cấp cho họ môn bài bán lẻ thuốc phiện

    ⇒ Văn bản thuế máu thể hiện sự phẫn nộ tột cùng của tác giả cũng như sự thức tỉnh lương tâm của những người tiến bộ trên toàn thế giới

    III/ Kết bài

    - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Văn bản là tiếng nói chung, tiếng nói của công lí, là sự phẫn nộ của toàn dân tộc trước những mưu trò bỉ ổi của thực dân phong kiến với sự đồng cảm thương xót cho những lớp người bị áp bức

    B. Bài tập luyện tập

    Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Chủ tích Hồ Chí Minh thời kì nào ?

    A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.

    B. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

    C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.

    D. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 2: Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ?

    A. Chương I B. Chương II

    C. Chương III D. Chương IV

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 3: Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng gì ?

    A. Tiếng Trung      B. Tiếng Pháp

    C. Tiếng Việt      D. Tiếng Nga

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 4: Nội dung chủ yếu của bản án chế độ thực dân Pháp là gì?

    A. Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,. . B. Thể hiện tình cảm tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các sứ thuộc địa trên thế giới.

    C. Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập.

    D. Gồm ý A, B, C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 5: Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dan thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?

    A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.

    B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

    C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn.

    D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tôt hơn nữa.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 6: Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi" mà Nguyễn ái Quốc sử dụng trong đoạn trích thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào ?

    A. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

    B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

    C. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ(đức) (1870 - 1871)

    D. Cuộc Chiến tranh mà pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 7: . Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa" ?

    A. Giọng lạnh lùng, cay độc.      B. Giọng mỉa mai, châm biếm.

    C. Giọng đay nghiến, cay nghiệt.      D. giọng thân tình, suồng sã.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 8: Nội dung chính của câu văn sau là gì ?

    “ Nhưng hộ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của ho, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu"

    (Thuế máu)

    A. Thể hiện nỗi buồn của những người dân tộc thuộc địa khi phải xa lìa vợ con để ra mặt trận.

    B. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra thuộc địa.

    C. Thể hiện sự đối sử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa.

    D. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở địa phương.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 9: Theo lời tổng kết của tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó?

    A. 70 vạn người      B. 10 vạn người

    C. 9 vạn người      D. 8 vạn người

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 10: Đoạn văn sau thể hiện phương thức biểu đạt gì?

    Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị "chúa tỉnh" - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời gian dài nhất định phải nộp cho đủ số người nhất định. bằng cách nào, điều đó không quan trọng. các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu Đ thì các ông tướng thạo hết chỗ nói, nhất là xoay cở làm tiền.

    (Thuế máu)

    A. Phương thức nghị luận + tự sự. B. Phương thức nghị luạn + thuyết minh.

    C. Phương thức nghị luận + miêu tả. D. Phương thức miêu tả + tự sự.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 11: Ý nào dưới đây không thể hiện hành động trốn tránh và chống đối việc phải "đi lính tình nguyện" của những người dân thuộc địa ?

    A. [. . . ] bước chân vào trại lính là họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát.

    B. Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách là cho mình nhiểm phải những bệnh nặng nhất.

    C. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa. . .

    D. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 12: Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào?

    A. Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.

    B. Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn.

    C. Đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.

    D. Nồng nhiệt chào đón họ trở về.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 13: Có thể thay từ " bỏ xác" trong câu "một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng" bằng từ nào?

    A. Hi sinh.      B. Bỏ mạng.

    C. Từ trần.      D. Qua đời.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 14: Nghĩa của từ "tấp nập" là gì ?

    A. Gợi tả tình trạng lộn xộn, ồn ào, không ổn định, không yên.

    B. Gợi tả quang cảnh đông người hoạt động qua lại nhộn nhịp.

    C. Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau làm một việc gì.

    D. Có những cử chỉ, điệu bộ tỏ ra muốn làm ngay một điều gì đó.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 15: Có thể thay thế từ "tấp nập" trong câu "Các bạn đã tấp nập đầu quân" bằng từ nào?

    A. tất bật.      B. tấp tểnh.

    C. huyên náo.      D. nô nức.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 16: Những tư liệu tác giả đưa ra trong đoạn trích Thuế máu có tính chất như thế nào?

    A. Phong phú.      B. Cụ thể.

    C. Xác thực.      D. Cả A, B, C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 17: Sự ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có tác dụng như thế nào?

    A. Đã giải phóng các dân tộc bị ấp bức ra khỏi “gông xiềng” của chủ nghĩa thực dân.

    B. Khơi dậy ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, đồng thời tạo nên một làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.

    C. Giáng đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời vạch ra con đường cách mạng và tương lai cho các dân tộc bị áp bức.

    D. Làm cho bọn thực dân khiếp sợ và không dám tiếp tục bóc lột nhân dân các thuộc địa.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 18: Theo Nguyễn Ái Quốc, nguyên nhân chính của việc bọn quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với dân thuộc địa là gì?

    A. Vì chính quyền thuộc địa có chủ trương mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân thuộc địa.

    B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

    C. Vì chính quyền thuộc địa hực hiện một chính sách cai trị hoàn toàn khác với trước đó.

    D. Vì chính quyền thuộc địa, những người dân thuộc địa sẽ đứng lên chống lại chúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 19: Giọng điệu chủ yếu trong đoạn trích “Thuế máu” là gì?

    A. Giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát.

    B. Giọng điệu biểu cảm, giàu hình tượng.

    C. Giọng điệu tán dương và tâng bốc.

    D. Giọng điệu hùng hồn, giàu sức thuyết phục.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A