I. Kiến thức cơ bản
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. Với mục đích:
Làm cho câu ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh được từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
- Tuy nhiên cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
+ Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Xác định các câu rút gọn, và cho biết tác dụng của chúng.
a, Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyên xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyện.
b, Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:
- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!
c, Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngóe đâu? Lại say rồi phải không?
Gợi ý trả lời
Câu rút gọn
b, Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết!
→ Thể hiện sự buồn tủi của lão Hạc khi bán cậu Vàng
c, Lại say rồi phải không?
Câu Bá Kiến hỏi Chí Phèo khi Chí Phèo đến tìm Bá Kiến trả thù.
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5- 7 câu) tả cảnh quê em trong ngày Tết, trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gợi ý trả lời
Vào những ngày cuối năm, không khí Tết đến với ngôi làng của chúng tôi thật tự nhiên như những cánh hoa đến mùa rộ nở. Nào hoa cúc, hồng, dơn, nào hoa đào, quất được mọi người chuẩn bị chưng ba ngày Tết. Con đường làng được dọn dẹp sạch sẽ…. Có lẽ vui nhất chính là những đứa trẻ ở quê tôi. Được sắm quần áo mới, được chạy đây đó cùng chúng bạn. Đi chúc Tết họ hàng, thầy cô. Tết trên quê tôi đâu đâu cũng vui vẻ, náo nức, và rộn rã tiếng cười.
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Mục đích của việc rút gọn câu là:
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được nhanh.
B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Cả 3 ý trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 2: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?
A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 3: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
D. Đọc sách.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 4: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?
A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 6: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau:
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 7: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn D. văn vần ( thơ, ca dao)
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 8 đến câu 10:
a) Người ta là hoa đất.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
d) Tấc đất tấc vàng.
Câu 8: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu rút gọn?
A. câu a,b B. câu b,c
C. câu c,d D. câu a,d
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 9: Những thành phần nào của câu được rút gọn?
A. Trạng ngữ B. Vị ngữ
C. Chủ ngữ D. Cả chủ ngữ và vị ngữ
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Câu 10: Rút gọn câu như vậy để làm gì?
A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc
B. Các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung
C. Tránh lặp lại
D. Cả A và B đều đúng
Hướng dẫn giải:
Đáp án D