Câu đặc biệt

Câu đặc biệt

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Câu đặc biệt

I. Kiến thức cơ bản

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

Câu đặc biệt thường dùng để:

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

- Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Xác định các câu đặc biệt và tác dụng của nó trong các ví dụ dưới đây:

a, Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên.

b, Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.

c, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

d, Học ăn, học nói, học gói, học mở.

e, Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhụy trong vườn. Một phút…hai phút…ba phút.. rồi bốn phút…Nhiều quá!

g, Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.

Gợi ý trả lời

Câu đặc biệt: c, d, e

Bài 2: Chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt với câu rút gọn.

Gợi ý trả lời

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu rút gọn: thực tế là câu đơn có đầy đủ thành phần chính. Tùy thuộc vào ngữ cảnh để xác định được thành phần còn lại là thành phần nào, và khôi phục thành phần đã bị rút gọn.

Câu đặc biệt: không được cấu tạo theo cấu trúc CN- VN, chỉ đơn thuần là một từ, một cụm từ.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Câu đặc biệt là gì ?

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

C. Là câu chỉ có chủ ngữ

D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?

A. Từ hô gọi B. Từ hình thái

C. Quan hệ từ D. Số từ

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

C. Hoa sim !

D. Mưa rất to.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?

A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách.

C. Cánh đồng làng D. Câu chuyện của bà tôi.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Câu 6: Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp.

Trắc nghiệm: Câu đặc biệt | Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc có đáp ánHướng dẫn giải:

Đáp án:

Trắc nghiệm: Câu đặc biệt | Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc có đáp án

Câu 7: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

A. Bộc lộ cảm xúc

B. Gọi đáp

C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 8: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C