Bài thơ: Rằm tháng giêng

Bài thơ: Rằm tháng giêng

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Rằm tháng giêng

A. Nội dung bài học

Nội dung bài thơ: Rằm tháng giêng

- Phiên âm:

Bài thơ: Rằm tháng giêng: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

- Dịch nghĩa:

Bài thơ: Rằm tháng giêng: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

- Dịch thơ:

Bài thơ: Rằm tháng giêng: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

   + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

   + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

   + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Đôi nét về tác phẩm Rằm tháng giêng

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đàu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người

3. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng điệp từ

- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Rằm tháng giêng

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Thiên nhiên Tây Bắc

- Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất

⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng

- Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

⇒ Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗ dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau

⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống

2. Hình ảnh con người

- Bàn việc quân: bàn việc kháng chiến, bàn việ sinh tử của của dân tộc

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng

⇒ Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hào hợp với thiên nhiên của Bác

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

   + Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…

B. Bài tập luyện tập: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Câu 1. Bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng cùng thể thơ với bài nào?

A. Bài ca Côn Sơn B. Sau phút chia li

C. Sông núi nước Nam D. Qua Đèo Ngang

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu?

A. Thủ đô Hà Nội B. Việt Bắc

C. Tây Bắc D. Nghệ An

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 3. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

B. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Trong những cụm từ so sánh sau, cụm từ nào không phải so sánh với tiếng suối?

A. Tiếng hát xa B. Nước ngọc tuyền

C. Cung đàn cầm D. Tiếng hạc bay qua

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 5. Câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài?

A. Phong Kiều dạ bạc B. Tĩnh dạ tứ

C. Hồi hương ngẫu thư D. Vọng Lư sơn bộc bố

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”?

A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất

B. Sông xuân ,nước xuân tiếp giáp với trời xuân

C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân

D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 7. Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng?

A. Tin thắng trận B. Cảnh rừng Việt Bắc

C. Leo núi D. Đi thuyền trên sông Đáy

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 8. Đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng là:

A. Cảnh vật có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại

B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh

C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.

D. Gồm cả 3 yếu tố trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 9. Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Cả hai bài thơ đều có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển, bình dị, tự nhiên, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A