I. Kiến thức cơ bản
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa ẩn dụ, so sánh…
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vụ ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ…
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ dưới đây:
- Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui suốt tháng, trận cười suốt đêm.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Gợi ý trả lời
Thành ngữ bướm lả ong lơi: chỉ những người cợt nhả gợi tình một cách lả lơi qua lời nói, cử chỉ (thể hiện quan hệ nam nữ).
Thành ngữ bảy nổi ba chìm có nghĩa chỉ cuộc đời con người gian nan, lận đận, lênh đênh, gian truân, lúc sướng khổ.
Bài 2:
Hãy sưu tầm các thành ngữ khác mà em biết
Gợi ý trả lời
Ao sâu cá cả
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra
Biết đâu ma ăn cỗ
Bụt chùa nhà không thiêng
Góp gió thành bão
Trứng khôn hơn vịt
Lưỡi sắc hơn gươm
Thùng rỗng kêu to
Trăm nghe không bằng mắt thấy
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 2. Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 3. Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Phụ ngữ D. Cả A và B
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 5. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống D. Lanh chanh như hành không muối
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
→ Câu C là câu tục ngữ
Câu 6. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 7. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng D. Thầy bói xem voi
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 8. giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
A. An cư lạc nghiệp B. Tóc bạc da mồi
C. Gạn đục khơi trong D. Mũ ni che tai
Hướng dẫn giải:
A. An cư lạc nghiệp nghĩa là yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
B. Tóc bạc da mồi: chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi
C. Gạn đục khơi trong: cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
D. Mũ ni che tai: thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh