Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
a) Sản xuất lương thực
- Vai trò
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện phát triển
+ Thuận lợi: điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu, nguồn nước, địa hình,…) phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái. Điều kiện kinh tế - xã hội (máy móc, khoa học kĩ thuật,…).
+ Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh.
- Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực
+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh.
+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, từng vụ.
+ Sản lượng: năng suất lúa tăng mạnh.
+ Tình hình xuất khẩu: trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).
+ Biện pháp: thâm canh, sử dụng giống mới.
b) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên, đồi thấp.
+ Đất trồng: phong phú và đa dạng như: đất feralit, đất phù sa,…
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao và độ ẩm lớn.
+ Nguồn nước phong phú, dồi dào.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động: đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhanh với khoa học kĩ thuật.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.
+ Nhu cầu của thị trường lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
+ Công nghiệp chế biến sau thu hoạch ngày càng hoàn thiện.
+ Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp.
+ Thế mạnh khác: đảm bảo lương thực, nước ta gia nhập WTO,…
* Khó khăn
- Về tự nhiên: Sự thất thường của khí hậu, tai biến thiên nhiên,…
- Về kinh tế - xã hội: cơ sở vật chất, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định,…
* Thực trạng phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả
Các cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.
- Chè: Trung du và MN Bắc Bộ và Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ.
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, đảo Phú Quốc.
- Điều: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung.
Cây công nghiệp hàng năm
Chiếm 35% diện tích phân bố ở đồng bằng, đất phù sa cổ ở trung du: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
Phân bố cây ăn quả
- Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây (chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa).
- Các vùng cây ăn quả lớn nhất là: ĐBSCL và ĐNB, tỉnh Bắc Giang (TDMNBB).
2. Ngành chăn nuôi
- Tình hình: tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng vững chắc.
- Xu hướng: ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao; Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng,…
* Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè nhiều nhất với 25 000ha trong tổng số 122.460 ha của cả nước.
Mạng lưới giao thông vận tải ngày càng xây dựng và hiện đại hóa góp phần thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp ngày càng phát triển. Giao thông vận tải tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân, tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế,…
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đứng đầu cả nước về diện tích lúa: chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước.
Chè, Cà Phê là cây công nghiệp lâu năm nên ý A, B, D không đúng. Như vậy, các cây công ngiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm và thuốc lá.
Tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trông trọt của nước ta. Tài nguyên đất: đa dạng về loại đất, sự phân bố tài nguyên đất rộng rãi khắp các khu vực trên cả nước. Loại đất chủ yếu ở nước ta là đất phù sa và đất feralit. Đối với tất phù sa, khu vực tập trung chủ yếu là ở đồng bằng, hỗ trợ tốt cho việc trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày. Còn đất feralit chủ yếu tập trung ở vùng trung du và miền núi, thích hợp trồng: cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,…
Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm). Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân như vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chăn nuôi lợn đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm).
- Lợn cung cấp nguồn thịt chủ yếu hằng ngày cho người dân ở nước ta.
=> Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân (ĐBSH và ĐBSCL).
Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và sản xuất nông nghiệp là: sản phẩm nông nghiệp đa dạng, khả năng xen canh, tăng vụ lớn, sự phân hóa về điều kiện sinh thái nông nghiệp. Bên cạnh đó, tính mùa vụ là một trong những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.
Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước và luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới.
Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là cà phê, điều, chè.
Nước ta có 2 vùng chuyên canh cây lương thực và là vựa lúa của cả nước, đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới