Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Nguồn lao động
* Thế mạnh
- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Hạn chế
- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.
- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.
- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.
- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.
2. Cơ cấu lao động
* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.
* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:
- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.
- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).
- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
* Vấn đề việc làm
- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới.
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
* Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…) chú ý ngành dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm số nước trong độ tuổi lao động tăng thêm khoảng 1 triệu người. Chính vì thế, số người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) theo quy định của nhà nước là lớn.
Ở nước ta, tỉ lệ lao động thất nghiệp phổ biến nhất ở thành thị (5,3%) và thiếu việc làm ở nông thôn (9,3%).
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ở nước ta, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 57,3%.
Nguồn lao động nước ta có thuận lợi là số lượng đông, dồi dào, sáng tạo, cần cù, chăm chỉ và thể lực tương đối tốt. Tuy nhiên, hạn chế là chất lượng nguồn lao động không cao với trình độ hạn chế và phân bố lao động không đều, chủ yếu tập trung ở nông thôn trong khi nhu cầu lao động ở thành phố, đô thị là rất lớn. Hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ” đang là hiện tượng đặc trưng của lao động nước ta.
Tỉ lệ thất nghiệp phổ biến nhất ở khu vực thành thị (5,3%).
Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động chưa qua đào tạo.
Ngành nông – lâm – ngư chủ yếu sử dụng công cụ lao động còn thô sơ nên tỉ lệ lao động thủ công còn cao và lao động tập trung chủ yếu ở ngành này.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới