Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết về Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ​

1. Khái quát chung

- Diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2 - 30,5%).

- Dân số: 13,9 triệu người (năm 2019), 14,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ -> có vị trí địa lí đặc biệt, thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ sản và thuỷ điện

* Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta:

- Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng khai thác 30 triệu tấn/năm, chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á). Ngoài ra còn có ở Thái Nguyên.

- Một số mỏ lớn ở Tây Bắc: Đồng (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), apatit (Lào Cai).

- Mỏ kim loại lớn ở Đông Bắc: Mỏ sắt (Yên Bái), thiếc (Cao Bằng), kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc cạn), đồng - vàng (Lào Cai). 

* Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn

- Hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw.

- Các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1920MW), Sơn La (2400MW), Tuyên Quang (300MW),… Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng.

- Khó khăn: vốn, lao động, công nghệ, vấn đề môi trường sinh thái,…

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

* Thế mạnh

- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),... 

- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. 

- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.

- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…

* Tình hình phát triển

- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.

- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.

- Rau và hạt giống: SaPa.

- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…

* Hạn chế

- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.

- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

4. Chăn nuôi gia súc

* Thế mạnh: 

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi dồi dào.

* Tình hình phát triển

- Phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). 

- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu 1,5 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 120 nghìn con (chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2019).

- Đàn lợn: hơn 6,4 triệu con (chiếm 23% đàn lợn cả nước - 2019).

* Hạn chế

- Khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm hàng hóa. 

- Các đồng cỏ cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

5. Kinh tế biển

- Phát triển mạnh đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.

- Phát triển du lịch biển - đảo (quần thể du lịch Hạ Long). 

- Giao thông vận tải biển: cảng Cái Lân, Cửu Ông, Cẩm Phả.

- Khai thác khoáng sản biển (cát, san hô, titan,…).

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thể hiện ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Có nhiều mỏ khoáng sản lớn, có giá trị kinh tế cao và đang được khai thác như vùng than ở Quảng Ninh lớn nhất nước ta với trữ lượng 6 tỉ tấn; Tây Bắc có một số mỏ khá lớn về đồng - niken, đất hiếm, sắt, thiếc và boxit...

Câu 2: Trong lĩnh vực chăn nuôi Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí 12 (trang 148): “Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước”. Như vậy, trong lĩnh vực chăn nuôi Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về đàn trâu.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Là vùng thưa dân với mật độ 50- 100 người/km2 ở miền núi và trung du la 100-300 người/km2, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.

Câu 4: Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đây chính là vùng trồng chè lớn nhất nước ta với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn ha chè tập trung chủ yếu ở Miền núi Trung du phía Bắc với gần 18 nghìn ha.

Câu 5: Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đây chính là vùng trồng chè lớn nhất nước ta với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La. Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn ha chè tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với gần 18 nghìn ha.

Câu 6: Xét về tiềm năng thuỷ điện so với các vùng khác trong nước, Trung du miền núi phía Bắc đứng ở vị trí thứ mấy so với cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tiềm năng thuỷ điện của Trung du miền núi phía Bắc đứng đầu cả nước. Riêng hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.

Câu 7: Trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của vùng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trung du và miền núi phía Bắc có kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới, điển hình là vào mùa đông vùng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, với 3 tháng mùa đông. Thích hợp cho trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới (rau vụ đông). Miền cao nguyên (Mộc Châu), đồi thấp phân bố rộng khắp trong vùng với những đồng cỏ rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc.

Câu 8: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong các tỉnh nêu trên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc thuộc Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa thuộc Bắc Trung Bộ. Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 9: Nguồn than khai thác ở Trung du miền núi phía Bắc được dùng chủ yếu vào mục đích

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Hiện nay, sản lượng than khai thác ở vùng đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí (150MW), nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300MW), nhiệt điện Cao Ngạn 116 MW (Thái Nguyên), Na Dương (110 MW), dự kiến xây dựng nhiệt điện Cẩm Phả 600 MW.

Câu 10: Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi....

Câu 11: Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, chè,… Trong đó, hình thành nên ba vùng chuyên canh lớn nhất, theo thứ tự giá trị sản xuất cây công nghiệp lần lượt là: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Như vậy, hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 12: Tính đến năm 2018, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 15 tỉnh trong đó 11 tỉnh Đông Bắc : Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang và 4 tỉnh Tây Bắc : Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Câu 13: Mỏ thiếc và bôxit lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở tỉnh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Mỏ thiếc và Bôxit lớn nhất trong vùng nằm ở Tĩnh Túc tỉnh Cao Bằng. Với 29 điểm mỏ quặng bôxit nhôm trữ lượng khoảng 180 triệu tấn và tổng trữ lượng quặng thiếc thăm dò khoảng 4000 tấn.

Câu 14: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Tây Bắc là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Khoáng sản đồng - niken tập trung nhiều ở Sơn La với trữ lượng dự báo xấp xỉ 1 tỉ tấn tập trung ở 8 mỏ thuộc Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng.

Câu 15: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta nên so với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Câu 16: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, dựa vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK địa lí 12, trang 147, bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 17: Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa có mức độ tập trung rất cao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, trong đấy có cây chè, đậu tương.

Câu 18: Ngành công nghiệp nào là ngành truyền thống nhưng hiện vẫn giữ vài trò quan trọng của trung tâm công nghiệp Thái Nguyên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Công nghiệp chung (trang 21), tìm đến trung tâm công nghiệp Thái Nguyên chúng ta thấy nổi lên hai ngành luyện kim đen và luyện kim màu trong cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Nguyên. Vì vậy, có thể khẳng định ngành luyện kim chính là ngành truyền thống và có vai trò quan trọng trong trung tâm công nghiệp Thái Nguyên.

Câu 19: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đông Bắc là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta nên khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là có mùa đông rét đậm, rét hại, có nơi còn có cả tuyết rơi gây thiệt hại lớn về mùa màng và gia súc.

Câu 20: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về Trung du miền núi Bắc Bộ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trung du miền núi Bắc Bộ có số dân khoảng 12 triệu người chiếm 14,2% dân số cả nước. Tây Nguyên mới là vùng có số dân ít nhất với 4,9 triệu người (năm 2006).

Câu 21:
Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tài nguyên khoáng sản nước ta tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi....

Câu 22: Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, các tỉnh còn lại đều thuộc khu vực Tây Bắc

Câu 23: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.