Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1. Khái quát của biển đông
- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
2. Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…
- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
Hệ sinh thái rừng mặn cho năng suất sinh học cao nhất, đặc biệt là ở môi trường nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đảo cũng rất phong phú và đa dạng.
Muối biển có tiềm năng vô tận vì việc khai thác muối biển chính là làm bốc hơi nước biển để thu được muối. Những tài nguyên khoáng sản khác đều có sản lượng nhất định nên khi khai thác cần chú ý có kế hoạch phù hợp.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, dòng hải lưu, sóng, thủy triều, độ muối) và sinh vật biển.
Biển Đông là biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương, sau biển Philippines. Còn biển San Hô và biển Ả Rập không thuộc đại dương Thái Bình Dương. Đồng thời biển Đông cũng là biển lớn thứ 4 trên thế giới sau 3 biển kể trên.
Ở miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. Đặc biệt là ở khu vực hai tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận.
Tổng diện tích của biển Đông có diện tích 3,447 triệu km2.
Theo SGK Địa lí 12 trang 38: Bão kèm theo sóng lừng, mưa lớn, nước dâng gây lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở ven biển nước ta.
Loại tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở Biển Đông là dầu mỏ, khí đốt. Tài nguyên dầu khí tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở Nam Bộ (300 nghìn ha), chiếm 2/3 diện tích rừng ngập mặn cả nước.
- Vùng biển Nam Trung Bộ có nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển => thuận lợi cho nghề làm muối.
- Vùng biển Bắc Bộ, Nam Bộ có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển (riêng vùng biển Bắc Bộ có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp) => khó khăn cho hoạt động làm muối.
- Vùng biển Bắc Trung Bộ thường xuyên có nạn cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biền, thiên tai bão, lũ gây khó khăn cho hoạt động làm muối.
=> Loại trừ A, B, D và chọn C.