Nam châm

Nam châm

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nam châm

Lý thuyết về Nam châm

1. Nam châm

Trong lịch sử loài người đã nhận thấy những loại quặng sắt có khả năng hút được sắt vụn gọi là nam châm. Loại vật liệu được dùng để làm nam châm thường là các chất hoặc hợp chất của chúng: sắt; niken; côban; mangan; gađôlinium; disprôsium.

Trên một nam châm, có những miền hút sắt vụn mạnh nhất: đó là các cực của nam châm. Mỗi nam châm bao giờ cũng có hai loại cực phân biệt là cực Bắc và cực Nam. Đường sức từ của nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam

Các cực của nam châm có tương tác với nhau: 2 cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì khác nhau. Lực tương tác đó gọi là lực từ và các nam châm được gọi là có từ tính.

2. Từ tính của dây dẫn có dòng điện

Dây dẫn có dòng điện cũng có từ tính như nam châm. Cụ thể:

+ Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

+ Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

+ Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

Những lực tương tác ấy gọi là lực từ. Ta cũng nói dòng điện và nam châm có từ tính.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là không đúng
Lực từ là lực tương tác

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do giữa hai điện tích đứng yên chỉ xuất hiện điện trường mà không xuất hiện từ trường, nên không có lực từ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trên nam châm bao giờ cũng có những điểm hút sắt mạnh nhất, gọi là các cực của nam châm

Mỗi nam châm có hai cực là cực Nam (S) và cực Bắc (N)

Khi đặt hai cực khác tên của nam châm lại gần thì chúng hút nhau, khi đặt hai cực cùng tên của nam châm lại gần thì chúng đẩy nhau.

Câu 3:
Chọn đáp án đúng nhất. Một quan sát viên đi qua một êlectron đứng yên, máy dò của quan sát viên đã phát hiện được ở đó

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xung quanh electron, máy dò phát hiện ra điện trường.
Do quan sát viên đi qua electron nên máy dò và electron chuyển động tương đối với nhau. Nên máy dò phát hiện ra từ trường.
Vậy máy dò phát hiện ra cả điện trường và từ trường.

Câu 4: Loại nam châm nào sau đây có khoảng không gian xung quanh nó tồn tại khu vực có từ trường đều?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoảng không gian trong nam châm chữ U là từ trường đều.

Câu 5: Bộ phận chính của chiếc la bàn là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bộ phận chính của chiếc la bàn là một kim nam châm thẳng

Câu 6: Chọn câu đúng. Từ trường của một thanh nam châm rất giống từ trường được tạo ra bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ trường của một thanh nam châm rất giống từ trường được tạo ra bởi một cuộn dây có dòng điện chạy qua vì chúng có vectơ cảm ứng từ song song với trục.

Câu 7:
Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại cả điện trường lẫn từ trường.

Câu 8: Chọn câu không đúng? Từ trường tồn tại ở gần

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm, dòng điện và điện tích chuyển động

Chùm tia điện tử là chùm các electron chuyển động nên xung quanh chùm tia điện tử có từ trường.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Từ trường đều là từ trường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ trường đều là từ trường vectơ cảm ứng từ như nhau tại mọi điểm trong từ trường. Do đó, các đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Ví dụ về từ trường đều là từ trường nằm trong vùng không gian của nam châm chữ U

Mặc dù cảm ứng từ là như nhau tại mọi điểm nhưng lực từ tác dụng lên các dòng điện khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào dòng điện.

Câu 10: Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vật liệu làm nam châm thường là các chất (hoặc hợp chất của chúng) : sắt, niken, côban, mangan, gađônilium, dispôsium.

Câu 11: Chọn câu không đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xung quanh điện tích đứng yên chỉ có điện trường, không có từ trường.

Câu 12: Chọn phát biểu không đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điện trường là môi trường tồn tại xung quang nam châm, dòng điện hoặc xung quanh các điện tích chuyển động

Đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực (gây ra lực từ) là cảm ứng từ

Có ba loại tương tác từ đó là tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với dòng điện và giữa dòng điện với nam châm

Câu 13: Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xung quanh hai điện tích đứng yên chỉ tồn tại điện trường, mà không tồn tại từ trường. Nên tương tác giữa chúng không phải là tương tác từ.

Câu 14: Dựa vào hiện tượng nào người ta xác định phương của cảm ứng từ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để xác định phương của cảm ứng từ, người ta dựa vào sự định hướng của nam châm thử (kim nam châm đặt trong từ trường)

Câu 15: Chọn câu đúng. Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên điện tích không chuyển động, do điện tích không chuyển động nên điện tích đó không có từ tính.

Câu 16: Từ trường xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ trường là môi trường tồn tại xung quanh nam châm, dòng điện và điện tích chuyển động

Câu 17:
Xét từ trường gây bởi nam châm NS và vẽ hướng của từ trường tại các điểm A, B, C, D. Trường hợp nào vẽ đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cảm ứng từ bên ngoài của một nam châm là ra tại cực Bắc và đi vào tại cực Nam. Đáp án đúng là từ trường tại điểm B.

Câu 18:
Tàu Viễn Dương là loại tàu thủy đi khắp mọi nơi trên thế giới có thể dùng la bàn nào để xác định phương hướng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Tàu Viễn Dương là loại tàu thủy đi khắp mọi nơi trên thế giới. Khi đi tàu viễn dương, người ta sử dụng la bàn con quay.
+ La bàn con quay là dụng cụ dùng để chỉ hướng đi của tàu thủy so với kinh tuyến địa lý.
+ Nguyên lí hoạt đông: Nếu một con quay hồi chuyển có trọng tâm thấp hơn điểm treo thì dưới tác động của chuyển động quay ngày đêm của trái đất, trục con quay luôn có xu hướng nằm trong mặt phẳng kinh tuyến.