+ Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch: $A=Uq=UIt(J)$
Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.
+ Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. \[P = {I^2}.R = UI = \dfrac{{{U^2}}}{R}\left( {\rm{W}} \right)\]
Công suất của một đoạn mạch:
$ P=U.I=\dfrac{{ U ^ 2 }} R ={ I ^ 2 }.R\left( W \right) $
Công suất điện của đoạn mạch: $ P=\dfrac{{ U ^ 2 }} R $
Vì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch không đổi nên nếu điện trở giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch tăng hai lần.
Công suất của mạch điện:
$ P=UI\left( W \right) $
Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
Công suất: $ P=UI\left( W \right)=\left( V.A \right) $
Công là một dạng năng lượng nên có đơn vị là Jun (J)
Với máy thu điện thì dòng điện vào cực dương ; ra cực âm ví dụ như Acquy khi nạp điện, ...
Do đó phát biểu sai : Dòng điện đi vào cực âm của máy thu điện.
Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn rất nhiều so với điện trở của dây dẫn nên dây tóc bóng đèn có thể sáng còn dây dẫn thì không.
Câu phát biểu sai : Suất phản điện của máy thu là đại lượng đo bằng điện năng mà máy chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.
Các dạng năng lượng khác ở đây có thể là nhiệt do đó trái với định nghĩa.
Năng lượng tiêu thụ của mạch chính là công mà đoạn mạch thực hiện:
$ A=U.I.t=\dfrac{{ U ^ 2 }} R .t $
Điện trở không đổi nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch tăng 2 lần thì năng lượng tiêu thụ của mạch tăng 4 lần.
Công suất của một đoạn mạch:
$ P=\dfrac{A}{t} =U.I=\dfrac{{ U ^ 2 }} R ={ I ^ 2 }.R\left( W \right) $
Từ đó ta thấy công suất có thể có các đơn vị: $ \left( J/s \right);\left( V.A \right);\left( \dfrac{{ V ^ 2 }}{\Omega } \right);\left( { A ^ 2 }\Omega \right) $
Công suất của một đoạn mạch:
$ P=\dfrac{A}{t} =U.I=\dfrac{{ U ^ 2 }} R ={ I ^ 2 }.R\left( W \right) $
Từ đó ta thấy công suất có thể có các đơn vị: $ \left( J/s \right);\left( V.A \right);\left( \dfrac{{ V ^ 2 }}{\Omega } \right);\left( { A ^ 2 }\Omega \right) $
Công suất (P) có đơn vị là Oát (W)
Công suất điện của mạch:
$ P=UI=\dfrac{{ U ^ 2 }} R $
Hiệu điện thế hai đầu mạch không đổi, nên khi điện trở giảm 2 lần thì công suất mạch tăng 2 lần.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới