Cường độ dòng điện chạy trong một đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó.
${{U}_{AB}}=IR$
Biểu thức của định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở là $ I=\dfrac{U}{R} $ trong đó, I là cường độ dòng điện chạy qua điện trở R (A), U là hiệu điện thế hai đầu điện trở R (V).
Vì hai điện trở mắc song song nên $ \dfrac{1}{{}{ R _{T D }}}=\dfrac{1}{{}{ R _ 1 }}+\dfrac{1}{{}{ R _ 2 }}=\dfrac{1}{{}100}+\dfrac{1}{{}300}=\dfrac{1}{{}75} $
$ \Rightarrow { R _{T D }}=75\Omega $
Cường độ dòng đoản mạch được tính theo công thức $ { I _ n }=\dfrac{E}{r} \Rightarrow r=\dfrac{E}{{}{ I _ n }} $
Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần $ I=\dfrac{U}{R} $ với U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, R là điện trở của vật
Định luật Ôm cho mạch kín hay toàn mạch $ I=\dfrac{E}{{}R+r} $ với E là suất điện động của nguồn điện, R là điện trở của mạch ngoài, r là điện trở trong của nguồn
Công thức tính công suất tiêu thụ của dòng điện P = UI với U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua $ Q=R{ I ^ 2 }t $ với R là điện trở của vật dẫn, I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn trong thời gian t.
Biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch là $ I=\dfrac{E}{{}R+r} $ trong đó, I là cường độ dòng điện chạy trong mạch điện chính (A), E là suất điện động của nguồn điện (V), R là điện trở của mạch ngoài ( $ \Omega $ ) và r là điện trở trong của nguồn ( $ \Omega $ ).
Như vậy nó biểu thị mối quan hệ giữa cường độ dòng điện với suất điện động của nguồn và điện trở của mạch ngoài.
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song được tính theo công thức $ \dfrac{1}{R} =\dfrac{1}{{}{ R _ 1 }}+\dfrac{1}{{}{ R _ 2 }}+... $
Như vậy, điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong mạch
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện được xác định theo công thức $ U=E-Ir < E $
Nguyên nhân là do có sự giảm thế ở mạch trong, độ giảm thế ở mạch trong là Ir
Hiện tượng đoản mạch còn gọi là hiện tượng chập mạch hay ngắn mạch.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới