II. Tính chất hóa học của kim loại
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử: $M\xrightarrow{{}}{{M}^{n+}}+ne$
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi
- Khi đun nóng, hầu hết kim loại cháy trong oxi: $2xM+y{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2{{M}_{x}}{{O}_{y}}$
- Oxi không tác dụng trực tiếp với Au và Pt.
b. Tác dụng với halogen
- Flo oxi hoá tất cả các kim loại (kể cả Au, Pt)
- Clo, brom oxi hoá hầu hết các kim loại (ở ${{\text{t}}^{\text{o}}}$ thường hoặc đun nóng)
$\text{2Fe}\,\,\text{+}\,\,3\text{C}{{\text{l}}_{\text{2}}}\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{o}}}}\text{2FeC}{{\text{l}}_{\text{3}}}$
c. Tác dụng với lưu huỳnh $\xrightarrow{{}}$ muối sunfua
Khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại: $Fe+S\xrightarrow{{{t}^{o}}}FeS$
Riêng S phản ứng với Hg ở điều kiện thường: $Hg+S\xrightarrow{{}}HgS$ $\to $có thể sử dụng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân bị rơi vãi.
2. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường, các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) + ${{H}_{2}}O$ $\to $hiđroxit +${{H}_{2}}$
$\text{M}\,\,\text{+}\,\,{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}\xrightarrow{{}}\text{M(OH}{{\text{)}}_{\text{n}}}\,\,\text{+}\,\,\frac{\text{n}}{\text{2}}{{\text{H}}_{\text{2}}}$$\to {{\text{n}}_{\text{O}{{\text{H}}^{\text{-}}}}}\text{=2}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}}}$
3.Tác dụng với axit
HCl, H2SO4 loãng |
H2SO4 đặc, HNO3 đặc |
Những kim loại đứng trước H có thể khử được ion ${{H}^{+}}$ Ví dụ: $\text{Zn+}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{S}{{\text{O}}_{\text{4}}}\to \text{ZnS}{{\text{O}}_{\text{4}}}\text{+}{{\text{H}}_{\text{2}}}$ Cu không phản ứng Tổng quát: $2M+2n{{H}^{+}}\to 2{{M}^{n+}}+n{{H}_{2}}$ |
Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) đều khử được $~HN{{O}_{3}}$ và ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ đặc lên số oxh cao nhất. $\text{Cu+2}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{S}{{\text{O}}_{\text{4}}}\to \text{CuS}{{\text{O}}_{\text{4}}}\text{+S}{{\text{O}}_{\text{2}}}\text{+2}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}$ $\text{Fe+6HN}{{\text{O}}_{\text{3}}}\to \text{Fe(N}{{\text{O}}_{\text{3}}}{{\text{)}}_{\text{3}}}\text{+3N}{{\text{O}}_{\text{2}}}\text{+3}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}$ * Al, Fe, Cr không tác dụng với ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ đặc nguội và $~HN{{O}_{3}}$ đặc nguội. |
4. Tác dụng với dung dịch muối
- Với các kim loại tan trong nước: không đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Ví dụ: Cho mẩu Na vào dung dịch $CuS{{O}_{4}}$thấy có khí ${{H}_{2}}$thoát ra và kết tủa màu xanh do:
$2Na+2{{H}_{2}}O\to 2NaOH+{{H}_{2}}$
$2NaOH+CuS{{O}_{4}}\to Cu{{(OH)}_{2}}\downarrow +2{{H}_{2}}O$
- Với các kim loại không tan trong nước: kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do:
$Mg+CuS{{O}_{4}}\to MgS{{O}_{4}}+Cu$
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là \[{M_2}O.\]
Kim loại không tan trong nước là Cu.
Ở nhiệt độ thường, Na tan hết trong nước dư
Dãy gồm các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là: $ M{{g}^{2+}},\,F{{e}^{3+}},\,A{{g}^{+}}. $
Ở nhiệt độ thường, dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ đặc, nguội có thể đựng trong loại bình bằng kim loại nhôm.
$ Ba{{\left( OH \right)}_{2}} $ dễ tan trong nước ở điều kiện thường.
Ở nhiệt độ thường, kim loại Cu phản ứng với dung dịch $ AgN{{O}_{3}}. $
Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl là Cu.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
$ NaHC{{O}_{3}} $ có tính lưỡng tính.
Be không tan trong nước ở điều kiện thường.
Ca tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường
Cu không tan trong dung dich HCl.
Al phản ứng được với dung dịch NaOH.
Kim loại Cu tan được trong dung dịch $ F{{e}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}. $
$ Cu+2F{{e}^{3+}}\to 2F{{e}^{2+}}+C{{u}^{2+}} $