1, Đặc điểm chung của ngành thân mềm
Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
2. Vai trò
Lợi ích: Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi
- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm
- Làm đồ trang trí: ngọc trai - Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò
Tác hại: Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút
Ốc sên sống trên cạn, bò chậm chạp, vỏ xoắn ốc, ăn thực vật và có hại cho cây trồng.
Người ta đếm số tuổi của con trai sông bằng cách đếm số vòng tăng trưởng vỏ ở trên vỏ trai. Mỗi năm 1 vòng. Năm nào trai có đủ thức ăn , điều kiện sống tốt thì vòng tăng trưởng sẽ rộng và to.
Trai, ốc vặn sống ở nước ngọt. Ốc sên sống trên cạn. Sò, mực sống ở nước mặn
Mực sống ở biển, bơi lội tự do, bơi nhanh (di chuyển tích cực), vỏ tiêu giảm, có mai.
Ốc sên di chuyển chậm chạp, khi bị tấn công nó co rụt vào trong vỏ đá vôi cứng để trốn tránh.
Mực di chuyển trong nước với tốc độ nhanh (bơi nhanh), không có vỏ nhưng có mai.
Mực giấu mình trong rong rêu bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng.
(1). Ngao, sò, hến.
(2). Mực
(3). Bạch tuộc.
(4). Trai.
(5). Ốc sên
(6). Ốc vặn.
Mực và bạch tuộc có vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triển. Các loài còn lại di chuyển kém, có vỏ đá vôi.