Trung Quốc thời phong kiến

Trung Quốc thời phong kiến

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trung Quốc thời phong kiến

Lý thuyết về Trung Quốc thời phong kiến

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà.

- Nhà nước cổ đại đầu tiên được xây dựng từ 2000 năm TCN và có nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.

- Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có những biến đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội.

  • Trong sản xuất: Công cụ bằng sắt ra đời; diện tích gieo trồng được mở rộng; năng suất lao động tăng.
  • Xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới: địa chủ và tá điền.

=> Xã hội phong kiến được hình thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán

Nội dung

Nhà Tần (221 – 206 TCN)

Nhà Hán (206 TCN – 220)

Đối nội

- Chia đất nước thành các quận, huyện trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

- Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.

- Bắt nhân dân đi lính, đi phu.

- Xóa bỏ chế độ luật pháp hà khắc.

- Giảm tô thuế và sưu dịch cho nông dân.

- Khuyến khích khai hoang, phát triển nông nghiệp.

 

Đối ngoại

Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

- Đối nội:

  • Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, cử quan lại đến các địa phương cai trị.
  • Mở khoa thi tuyển chọn quan lại.
  • Cắt giảm tô thuế.
  • Thực hiện chế độ quân điền.

- Đối ngoại:

  • Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.
  • Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.

=> Tác động: Sản xuất nông nghiệp phát triển, xã hội đạt đến sự phồn thịnh.

=> Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á.

4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên

Nội dung

Thời Tống (960 – 1279)

Thời Nguyên (1271 – 1368)

Đối nội

- Miến giảm sưu thuế.

- Mở mang thủy lợi.

- Phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim,..

- Có nhiều phát minh quan trọng: la bàn , thuốc súng, ....

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử với người Hán.

=> Nhân dân nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa.

Đối ngoại

Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

 

5. Trung Quốc thời Minh – Thanh

- Sự thanh lập nhà Minh, nhà Thanh:

  • Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.
  • Năm 1644, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống, chiếm toàn bộ Trung Quốc và  lập ra nhà Thanh.

- Kinh tế:

  • Chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
  • Công thương nghiệp phát triển. => Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
  • Ngoại thương phát triển.

- Xã hội:

  • Vua quan đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.
  • Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra => chính quyền phong kiến suy yếu.

- Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ

6. Văn hóa, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến

- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội.

- Văn học :

  • Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
  • Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh – Thanh.

- Lịch sử: Biên soạn nhiều bộ sử đồ sộ có giá trị to lớn: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh thư,..

- Khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Nghệ thuật, kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Những triều đại nào thuộc về thời kì cổ đại của Trung Quốc ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 10, trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.

Câu 2: Trong thời kì phong kiến Trung Quốc, nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo khó, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 10, nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền.

Câu 3: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc được xây dựng trên vùng đồng bằng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 10, ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà tạo nên. Ở đây người Trung Quốc đã xây dựng nên nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước Công nguyên.

Câu 4: Công cụ lao động bằng sắt ở Trung Quốc xuất hiện vào thời kì nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 10, đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi.