Hiện tượng tự cảm

Hiện tượng tự cảm

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hiện tượng tự cảm

Lý thuyết về Hiện tượng tự cảm

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

+ Trong các mạch điện một chiều, hiện tượng tự cảm thường xảy ra khi đóng mạch ( dòng điện tăng lên đột ngột) và khi ngắt mạch (dòng điện giảm xuống 0).

+ Trong các mạch điện xoay chiều, luôn luôn xảy ra hiện tượng tự cảm, vì cường độ dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Mạch điện kín gồm 1 cuộn dây, một nguồn điện và một công tắc.

Chọn đáp án đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi ngắt mạch điện thì cường độ dòng điện trong mạch thay đổi đột ngột, dẫn đến từ thông qua cuộn dây thay đổi khi đó trong mạch xuất hiện dòng điện, dòng điện này sinh ra do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch nên trong mạch có hiện tượng tự cảm

Câu 2: Mạch điện kín gồm 1 cuộn dây, một nguồn điện và một công tắc hiện tượng tự cảm xuất hiện khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi đóng công tắc mạch điện thì cường độ dòng điện trong mạch thay đổi đột ngột, dẫn đến từ thông qua cuộn dây thay đổi khi đó trong mạch xuất hiện dòng điện, dòng điện này sinh ra do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch nên trong mạch có hiện tượng tự cảm.

Câu 3: Hiện tượng tự cảm là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch do sự biến thiên từ thông của chính mạch đó gây ra.

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ Hiện tượng nào xảy ra dưới đây khi ta đóng công tắc khóa K?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi đóng khóa K dòng điện trong hai nhánh đều tăng nhưng đối với nhánh chứa đèn 2 thì dòng điện tăng làm cho từ thông qua cuộn dây biến đổi khi đó xuất hiện hiện tượng cảm ứng trong ống dây, nó có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó do đó dòng điện nhánh 2 không tăng lên nhanh chóng mà tăng từ từ vì vậy đèn 2 sáng từ từ còn đèn 1 sáng ngay lập tức

Câu 5: Chọn câu sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu sai: Khi mạch có từ thông qua diện tích gới hạn bởi một mạch điện thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Vì: Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian.

Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiện tượng tự cảm xuất hiện  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi đóng khóa K dòng điện trong mạch tăng làm cho từ thông qua cuộn dây biến đổi khi đó xuất hiện hiện tượng cảm ứng trong ống dây, hiện tượng này do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch nên được gọi là hiện tượng tự cảm

Câu 7: Chọn phát biểu đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì dòng điện xoay chiều nên cường độ dòng điện trong mạch biến thiên liên tục khi đó từ thông qua cuộn dây trong mạch biến thiên xuất hiện hiện tượng tự cảm.

Câu 8: Trong thí nghiệm về hiện tượng tự cảm và ngắt mạch người ta đưa lõi sắt vào trong lòng ống dây có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ tự cảm của ống dây phụ thuộc vào độ từ thẩm đặ trưng cho tính từ của lõi sắt, khi đưa lõi sắt vào ống dây làm tăng độ tự cảm của ống dây

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng cảm ứng điện từ sinh ra do chính sự biến thiên của dòng điện trong mạch được gọi là hiện tượng tự cảm

Câu 10: Kết luận nào sau đây đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch điện có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông do chính sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch

Câu 11: Mạch điện kín gồm 1 cuộn dây, một nguồn điện và một khóa K, trường hợp nào sau đây trong mạch không có hiện tượng tự cảm xảy ra?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi dòng điện trong mạch đã ổn định thì không có sự biến đổi từ thông qua ống dây khi đó không có hiện tượng tự cảm xảy ra

Câu 12: Cho mạch điện như hình vẽ Hiện tượng nào xảy ra dưới đây khi ta mở công tắc khóa K

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi ngắt khóa K dòng điện trong hai nhánh đều giảm nhưng đối với nhánh chứa đèn 2 thì dòng điện giảm làm cho từ thông qua cuộn dây biến đổi khi đó xuất hiện hiện tượng cảm ứng trong ống dây, nó có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó do đó có có chiều cùng chiều dòng điện nhánh 2, kết quả là bóng đèn 2 lóe sáng lên rồi mới tắt