Dây dẫn có dòng điện cũng có từ tính như nam châm. Cụ thể:
+ Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.
+ Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.
+ Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.
Những lực tương tác ấy gọi là lực từ. Ta cũng nói dòng điện và nam châm có từ tính.
Tương tác từ giữa hai nam châm: hai cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau
Tương tác từ giữa hai dòng điện: nếu hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau, ngược chiều thì đẩy nhau
Tương tác giữa nam châm và sắt: nam châm luôn luôn hút sắt
Ta biết các tương tác từ sau: Tương tác giữa hai nam châm, giữa hai dòng điện và giữa dòng điện với nam châm.
Nam châm có khả năng hút sắt (có từ tính). Do đó, giữa nam châm và thanh sắt non có tương tác với nhau.
Hai nam châm có thể hút nhau nếu đặt hai cực khác tên lại gần nhau
Nam châm luôn luôn hút sắt
Như vậy hai thanh kim loại đó có thể là hai thanh nam châm cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt
Có ba loại tương tác từ đó là tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với dòng điện và giữa dòng điện với nam châm.
Ngoài ra ta biết rằng, từ trường cũng tồn tại xung quanh các điện tích chuyển động. Do đó, tương tác giữa các điện tích chuyển động cũng là tương tác từ.
Có ba loại tương tác từ đó là tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với dòng điện và giữa dòng điện với nam châm
Như vậy, dây dẫn mang dòng điện không tương tác với điện tích đứng yên