1. Pin
Khi nhúng một thanh kim loại vào một chất điện phân thì giữa kim loại và chất điện phân hình thành một hiệu điện thế điện hoá.
Khi hai kim loại nhúng vào chất điện phân thì các hiệu điện thế điện hoá của chúng khác nhau nên giữa chúng tồn tại một hiệu điện thế xác định. Đó là cơ sở để chế tạo pìn điện hoá.
Pin điện hoá được chế tạo đầu tiên là pin Vôn-ta (Volta) gồm một thanh Zn và một thanh Cu nhúng vào dung dịch ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ loãng.
Chênh lệch giữa các hiệu điện thế điện hoá là suất điện động của pin: E = 1,2V.
2. Acquy
Acquy đơn giản và cũng được chế tạo đầu tiên là acquy chì (còn gọi là acquy axit để phân biệt với acquy kiềm chế tạo ra về sau) gồm:
* cực (+) bằng $Pb{{O}_{2}}$
* cực (-) bằng $Pb$
nhúng vào dung dịch ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ loãng.
Do tác dụng của axit, hai cực của acquy tích điện trái dấu và hoạt động như pin điện hoá có suất điện động khoảng 2V.
Khi hoạt động các bản cực của acquy bị biến đổi và trở thành giống nhau (có lớp $PbSO4$ Phủ bên ngoài). Acquy không còn phát điện được. Lúc đó phải mắc acquy vào một nguồn điện để phục hồi các bản cực ban đầu (nạp điện).
Do đó acquy có thể sử dụng nhiều lần.
Mỗi acquy có thể cung cấp một điện lượng lớn nhất gọi là dung lượng và thường tính bằng đơn vị ampe-giờ (Ah).
1Ah = 3600C
Bên trong nguồn điện có lực lạ có bản chất không phải là lực tĩnh điện.
Do đó câu phát biểu sai là : Nguồn là pin có lực lạ là lực điện.
Ampe.giờ có nghĩa là điện lượng do dòng điện có cường độ 1A tải đi trong một giờ