Công của lực điện

Công của lực điện

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công của lực điện

Lý thuyết về Công của lực điện

Khi một điện tích  q dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ E (từ M đến N) thì công mà lực điện tác dụng lên q có biểu thức:              ${{A}_{MN}}=q.E.{{d}_{MN}}=qE\overline{M'N'}$

Với:

+ d là khoảng cách từ điểm đầu à điểm cuối (theo phương của$\overrightarrow{E}$)- Là hình chiếu của đường đi xuống phương của đường sức.

Vì thế d có thể dương $\left( d>0 \right)$ và cũng có thể âm$\left( d<0 \right)$     

Đặc điểm:  Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của  điện tích mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường

Điện trường tĩnh là một trường thế.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M rồi trở lại điểm M. Công của lực điện bằng bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. Trường hợp này điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên công bằng không.

Câu 2:

Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phục thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

Câu 3: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì M, N, O thẳng hàng ⟹ M, N và O có cùng điện thế do đó công của lực điện
${A_{MN}} = q.\left( {{V_N} - {V_M}} \right) = 0.$

Mặt khác do trường lực điện là trường thế nên công này không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo (cách dịch chuyển).

Câu 4:

Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trường trên một đường cong kín bằng 0.

Câu 5: Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo 2 đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công $ { A _{MN}} $ và $ { A _{NP}} $ của lực điện trường hợp nào sau đây có thể xảy ra? (1) $ { A _{MN}}>{ A _{NP}} $ (2) $ { A _{MN}}<{A_{NP}}$ (3) $ { A _{MN}}={ A _{NP}} $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Công của lực điện \[A=Fscos\alpha \]

+ MN dài hơn NP nghĩa là \[{ s _ 1 }>{ s _ 2 }\]

+ góc \[\alpha \] khác nhau thì có thể xảy ra \[{A_{MN}} > {A_{NP}},{A_{MN}} < {A_{NP}},{A_{MN}} = {A_{NP}}\]

Vậy chọn đáp án D.

Câu 6: Thế năng của điện tích trong điện trường:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế năng của điện tích trong điện trường tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích.

Câu 7:

Biều thức mô tả thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường:

\[{{ W }_ M }={ A _{M\infty }}={ V _ M }.q\]

Thế năng tỉ lệ thuận với q.

Câu 8: Công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trường tác khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng hiệu thế năng của điện tích tại M và N

Câu 9:

Công của lực điện khi điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

$ { A _{MN}}={{ W }_ M }-{{ W }_ N } $

Câu 10:

Một điện tích q chuyển động trong điện trường đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trong sự dịch chuyển của điện tích q trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.

Điện tích q chuyển động trong điện trường đều theo một đường cong kín thì hình chiếu điểm đầu và điểm cuối của đường đi lên đường sức bằng 0 nên công bằng 0 trong mọi trường hợp.

Câu 11: Thế năng của điện tích trong điện trường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường.

Câu 12: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì điện trường là một trường thế nên công của lực điện trường không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và cuối.

Câu 13: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện
\(A = qE\overline {M'N'} \)
Vậy công này tỉ lệ thuận với điện tích và hình chiếu của quỹ đạo.

Câu 14:

Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế năng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích trong điện trường.

Câu 15: Điện tích $ q > 0 $ dịch chuyển trong điện trường đều $ \overrightarrow{E} $ giữa hai điểm có hiệu điện thế U thì công của lực điện thực hiện là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển điện tích q giữa hai điểm có hiệu điện thế U là $ A=q.U $

Câu 16:

Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = |q|Ed. Trong đó d là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trong điện trường đều: $ A=q.E.d $

Trong đó:

q là độ lớn điện tích.

E là cường độ điện trường.

d là hình chiếu đường đi trên một đường sức.

Câu 17:

Công của lực điện trong điện trường đều được xác định bởi biểu thức:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công của lực điện trong điện trường đều: $ A=q.E.d $

Trong đó:

q là độ lớn điện tích.

E là cường độ điện trường.

d là hình chiếu đường đi trên một đường sức.

Câu 18: Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì quỹ đạo của điện tích là một đường cong khép kín ⟹ A = 0.

Câu 19: Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. M và N là hai điểm trên vòng tròn đó. Gọi ${A_{M1N}},{\rm{ }}{A_{M2N}}$ và ${A_{MN}}$ là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN. Chọn điều khẳng định đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi điện tích đi từ M tới N: ${A_{M1N}} = {A_{M2N}} = {A_{MN}} = q\left( {{V_N} - {V_M}} \right).$

Câu 20: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có công của lực điện$A = q\left( {{V_A} - {V_B}} \right) = {W_A} - {W_B}{\rm{ }} \Rightarrow {W_B} = A - {W_A} = 0{\rm{ }}J.$

Câu 21: Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công khi điện tích dịch chuyển từ điểm M đến điểm N:

$ { A _{MN}}={{ W }_ M }-{{ W }_ N } $

Vì thế năng tăng nên ${W_M} < {W_N} \Rightarrow {A_{MN}} < 0$