1. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
- Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước.
+ Thuận lợi: tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
+ Khó khăn: thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai.
- Thời kì đồ đá đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở Đông Nam Á.
- Những thế kỉ đầu công nguyên, người Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. => Xuất hiện những quốc gia cổ đầu tiên:
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Thời kì phát triển thịnh vượng (Nửa sau thế kỉ X - đầu thế kỉ XVIII):
- Thời kỳ suy yếu (Nửa sau thế kỉ XVIII): chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
3. Vương quốc Cam-pu-chia
- Thời Tiền sử (TK I – VI): Ngay từ thời tiền sử đã có một bộ phận cư dân sinh sống trên lãnh thổ Cam-pu-chia.
- Thế kỉ VI – IX: Người Khơ-me thành lập nước Chân Lạp.
- Thế kỉ IX – XV: Cam-pu-chia bước vào thời kỳ Ăng-co huy hoàng:
- Thế kỉ XV-1863: Thời kì suy yếu và bị thực dân Pháp đô hộ.
4. Vương quốc Lào
- Chủ nhân đâu tiên của đất nước Lào là người Lào Thơng.
- Thế kỉ XIII, người Lào Lùm di cư đến Lào, sinh sống trong các mường cổ..
- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc trên đất nước Lào, lập ra nhà nước Lan Xang,
- Thế kỉ XV – XVII, vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng:
- Thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu dần bị, Vương quốc Xiêm xâm chiếm, cai trị.
- Cuối thế kỉ XIX, bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa.
Phù Nam là quốc gia cổ nằm ở hạ lưu sông Mê Công. Những quốc gia còn lại là quốc gia phong kiến.
Khu vực Đông Nam Á có một nét chung là các nước cùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước, nên các quốc gia cổ đại được hình thành từ rất sớm.
Quốc gia Văn Lang ra đời khoảng thế kỉ VII TCN. Cham-pa ra đời khoảng thế kỉ II, Phù Nam ra đời khoảng thế kỉ I, Chân Lạp ra đời khoảng thế kỉ VI.
Từ thời kì đồ đá, ở Đông Nam Á đã có dấu vết cư trú của con người. Đều này được thể hiện qua các di cốt hóa thạch và di chỉ đồ đá được các nhà khảo cổ học khai quật. Các em có thể tham khảo ở hình dưới đây:
Một trong những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên của các nước khu vực Đông Nam Á là chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước, nên các quốc gia cổ đại được hình thành từ rất sớm.
Các quốc đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện khi cư dân Đông Nam Á biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 quốc gia, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.
Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúc nước làm cây lương thực chính và trồng thêm nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.
Vương quốc Cham-pa được hình thành ở vùng Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Trừ nhà nước của người Việt được hình thành từ trước Công nguyên, ở các khu vực khác, nhà nước đều được hình thành sau Công nguyên. Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, có hàng chục vương quốc cổ được hình thành ở Đông Nam Á, chủ yếu ở lưu vực các con sông lớn, hay vùng ven biển