I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
- Năm 1428, Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
2. Tổ chức quân đội
- Tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”.
- Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương
- Thành phần quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Được trang bị vũ khí bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo.
- Quân lính thường xuyên tập luyện, bố trí quân đội phòng thủ biên giới.
3. Luật pháp
- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức.
- Nội dung chính:
II. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Kinh tế
a) Nông nghiệp
Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp:
- Cho quân lính về quê sản xuất.
- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
- Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
- Chú trọng công tác thủy lợi.
=> SX nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.
b) Thủ công nghiệp
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như kéo tơ, dệt lụa,…
- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.
- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..
- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
c) Thương nghiệp
- Nội thương: Khuyến khích lập chợ, họp chợ.
- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.
2. Xã hội
- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.
- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.
- Các tầng lớp khác phải nộp thuế cho nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.
III. Tình hình văn hóa, giáo dục
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
- Biện pháp:
- Tác dụng: Đào tạo nhân tài cho đất nước.
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
a) Văn học
- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…
- Văn học chữ Nôm phát triển.
- Nội dung: Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
b) Khoa học
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thắng đồ,…
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
c) Nghệ thuật
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển.
- Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện: Cung điện Lam Kinh, bia Vĩnh Lăng,...
IV. Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc (tự đọc)
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ.
Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách quân điền.
Vào thời Lê sơ, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Thời Lê sơ, các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác.
Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm được sáng tác bởi Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài, với nội dung hướng đến việc ca tụng thú thanh nhàn, tự hào mình đã “đổi công danh lấy một cần câu”... và cũng để lộ nỗi đau không che giấu là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn. Ngoài ra, có một số bài làm để tự ràn mình, khuyên bảo con cháu trong nhà giữ vững đạo đức, nhân phẩm, theo đúng lời dạy của thánh hiền.
Các tác phẩm còn lại được sáng tác bằng chữ Hán.
Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Tác phẩm sử học nổi tiếng thời Lê sơ Đại Việt sử ký toàn thư. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử viết bằng chữ Hán theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông (nhà Hậu Lê). Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và chọn 20 trạng nguyên.
Nội dung học tập thi cử thời Lê sơ là các sách của đạo Nho, do Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
Tác phẩm thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ là Lập thành toán pháp.
Thời Lê sơ, việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi Đình.
Tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là Bản thảo thực vật toát yếu.
Lê Thánh Tông là người căn dặn các quan trong triều: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ".
Quân đội Lê sơ được phiên chế thành: cấm quân (quân triều đình) và quân địa phương.
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi hòa bình thì quân lính thay phiên nhau luyện tập và sản xuất; khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân.
Bộ "Quốc triều hình luật", hay "Luật Hồng Đức" được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông.