BÀI 16: TRUNG QUỐC
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Vị trí:
+ Rìa đông của lục địa Á - Âu.
+ Giáp 14 nước và Thái Bình Dương.
- Lãnh thổ:
+ Rộng 9,5 triệu km2.
+ Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.
II. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên | Miền Tây | Miền Đông |
Địa hình | - Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen các bồn địa. | - Đồng bằng châu thổ rộng lớn |
Sông ngòi |
- Đầu nguồn của các con sông lớn phía Đông. - Dòng chảy tạm thời; sông ít, nhỏ, dốc. |
- Hạ lưu các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang. |
Khí hậu | - Ôn đới lục địa khắc nghiệt. |
- Phía Bắc ôn đới gió mùa. - Phía Nam cận nhiệt đới gió mùa. |
Khoáng sản | - Nghèo khoáng sản (than, dầu mỏ). | - Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt… |
Đánh giá |
- Thuận lợi: + Lâm nghiệp + Đồng cỏ phát triển chăn nuôi. + Thủy điện. + CN khai khoáng. - Khó khăn: + Khô hạn, khắc nghiệt. + Đất cằn cỗi, địa hình hiểm trở. |
- Thuận lợi: + Phát triển nông nghiệp. + Công nghiệp khai khoáng. + Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư phát triển kinh tế - xã hội. - Khó khăn: lũ lụt. |
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Đông dân nhất thế giới: 1,3 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới).
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: khá thấp, chỉ còn 0,5% ( thi hành nhiều chính sách dân số rất triệt để).
- Phân bố: không đồng đều (50% tập trung ở phía Đông).
- Tỉ lệ dân thành thị: khá thấp (37%).
- Thành phần dân tộc: đa dạng (56 dân tộc, người Hán chiếm đa số: 94%).
2. Xã hội
- Giáo dục phát triển.
- Nền văn minh lâu đời.
→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).
IV. Khái quát
- Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, trung bình đạt trên 8%/năm.
+ Tổng GDP đứng thứ 2 thế giới (439 tỉ USD năm 2015).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh.
V. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
+ Chính sách mở cửa.
+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Thành tựu:
+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
+ Cơ cấu ngành: đa dạng.
+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
2. Nông nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi,…
+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
- Thành tựu:
+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông.
VI. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Có mối quan hệ lâu đời.
- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.
- Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh. Vũ Hán, Quảng Châu,... Điển hình là Bắc Kinh có khoảng trên 8 triệu người - là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc vào năm 2005.
Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°Bắc tới 53°Bắc, khoảng từ 73°Đông đến 135°Đông và giáp 14 nước. Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc ; phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Phía Tây Trung Quốc chủ yếu là đồi núi cao, ở trung tâm là đồi núi thấp, phía đông chủ yếu là đồng bằng. Như vậy, đặc điểm cơ bản nhất của địa hình Trung Quốc là thấp dần từ Tây sang Đông.
Đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc là đồng bầng nằm ở hạ lưu sông Trường Giang.
Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản kim loại màu như sắt, mangan, thiếc,…
Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20° Bắc tới 53° Bắc, khoảng từ 73° Đông đến 135°Đông và giáp 14 nước.
Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh. Vũ Hán, Quảng Châu,...
Phần phía Tây của miền Đông có phân tầng địa hình dưới 1500 m, nhiều đồng bằng có độ cao dưới 200m. Như vậy, miền Đông Trung Quốc chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp.
Do vị trí địa lý ở vĩ độ cao và địa hình cao nên Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển).
Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là kinh tuyến 1050Đ (Quan sát bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc, SGK/87 – địa lí 11 cơ bản).
Theo SGK Địa lí 11 trang 86, Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Lãnh thổ rộng lớn Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước.
Diện tích của Trung Quốc đứng sau LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến 105° Đông, chiếm gần 50% diện tích của cả nước. Đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ và là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất, song cũng thường gây lụt lội ờ các đồng bằng, nhất là đồng bằng Hoa Nam. Miền Đông nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.
Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc. Điển hình là dãy núi Himalaya hũng vĩ và dải hoang mạc phía Tây Trung Quốc.
Theo SGK Địa lí 11 trang 86, biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.
Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°Bắc tới 53°Bắc, khoảng từ 73°Đông đến 135°Đông và giáp 14 nước.
Đồng bằng chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là đồng bằng Hoa Nam.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20° Bắc tới 53° Bắc (nghĩa là rộng 33° Bắc), khoảng từ 73° Đông đến 135°Đông và giáp 14 nước.
Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu là các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn.
Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. Tăng khoảng 5 lần trong 20 năm, từ 276 USD (1985) lên 1269 USD (2004).
Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp dệt may.
Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu và Trùng Khánh.
Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, Trung Quốc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc.
Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.
Các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là đồng bằng Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc và đồng bằng Đông Bắc.
Giai đoạn 1958 đến 1965 Trung Quốc thực hiện "công cuộc đại nhảy vọt" và đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế.
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với trên 1 tỉ người. Dân số đông là một nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ rộng lớn thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.
So với các nước phát triển, Trung Quốc còn thấp hơn nhiều về về thu nhập bình quân đầu người vì dân số Trung Quốc rất đông (trên 1,4 tỉ người).
Trong quá trình thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
Từ đầu năm 1994. Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện.
TRung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.
Phía Tây Trung Quốc có khí hậu khô, chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc nên chăn nuôi cừu phát triển,...
Năm 2019, tổng GDP đạt 14 360 nghìn tỷ USD vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kì: 20 494 nghìn tỷ USD). Đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người tăng khoảng 52 lần trong hơn 34 năm qua, từ 276 USD (năm 1985) lên 14 360 USD (năm 2019).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới