Thể tích của 1 khối chóp bắng một phần ba tích số của mặt đáy và chiều cao khối chóp đó
Ví dụ. Tính thể tích của khối tứ diện đều có cạnh bằng a
Giải:
Xem tứ diện đều ABCD cạnh a như hình chóp có đỉnh A và đáy là tam giác đều BCD. Diện tích mặt đáy là: SBCD=√34a2.
Gọi AH là chiều cao của hình chóp A.BCD thì H là tâm của tam giác đều BCD. Suy ra chiều cao hình chóp là: h=AH=√AB2−BH2=√a2−a23=a√2√3.
Từ đó suy ra khối tứ diện ABCD có thể tích là:V=13SBCD.h=a3√212
Gọi h,S lần lượt là chiều cao và diện tích đáy của hình lăng trụ.
Ta có VABCD.A′B′C′D′=h.S
Vì điểm M bất kì thuộc (ABCD)//(A′B′C′D′)
⇒VMA′B′C′D′=13h.S⇒VABCD.A′B′C′D′VMA′B′C′D′=3
Ta có VS.ABC=13hSABC=13h12SABCD=V2
(h là độ dài đường cao của hình chóp).
Gọi a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao của hình chóp.
Khi đó ta có thể tích ban đầu là V1=13a2h
Khi tăng chiều cao của hình chóp lên hai lần và giảm độ dài cạnh đáy đi hai lần thì được thể tích mớiV2=13.2h.(a2)2=13h.a22=12V1.
Vậy thể tích mới giảm đi 2 lần.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới