a. Khái niệm
Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại.
Ví dụ: Trồng trọt, chăn nuôi,…
b. Nội dung về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Quyền: công dân tự do được sử dụng sức lao động của mình để làm những công việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Nghĩa vụ: mỗi người phải có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì sự phát triển đất nước
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Cấm lạm dụng người lao động dưới 18 tuổi; Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
c. Ý nghĩa
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân.
- Một xã hội mà không lao động thì điều sẽ xảy ra: Không tạo ra được của cải vật chất, xã hội không phát triển được, vì vậy mỗi người phải có nghĩa vụ lao động.
Khuyến khích, tạo điều kiện công dân đầu tư phát triển kinh doanh là chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Theo Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định về người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động. (SGK GDCD 9 tr 49)
Pháp luật, nhà nước không cấm trong trường hợp đảm bảo chế độ đãi ngộ phù hợp với người lao động, mà đây là chính sách nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội được gọi là lao động.
Xây dựng nét văn hóa dân tộc không là ý nghĩa của công dân khi thực hiện nghĩa vụ lao động.
Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. (SGK GDCD 9 tr 49)
Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựachọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
Hoạt động lao động hợp pháp, tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện được gọi là việc làm.
Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.