a. Khái niệm
* Vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự. (Trách nhiệm hình sự)
- Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước mà không phải là tội phạm. (Trách nhiệm hành chính)
- Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản…) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. (Trách nhiệm dân sự).
- Vi phạm kỉ luật: Là những hành vi trái với những qui định, qui tắc, qui chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học. (Trách nhiệm kỉ luật).
* Trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
- Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Tội giết người, hiếp dâm…
- Trách nhiệm hành chính: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu hình phạt xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Ví dụ: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền.
- Trách nhiệm dân sự: Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. Ví dụ: Tranh chấp đất đai, tài sản liên quan trong gia đình.
- Trách nhiệm kỉ luật: Người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình. Ví dụ: Cảnh cáo, cách chức, cho thôi việc…
b. Trách nhiệm của công dân
- Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.
- Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.
Vi phạm nguyên tắc không thuộc các hình thức vi phạm pháp luật, nó chỉ là một hình thức vi phạm trên phương diện cá nhân, tập thể, ví dụ: vi phạm nguyên tắc sống của bản thân, vi phạm nguyên tắc hoạt động của tập thể,…
Hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm pháp luật hình sự.
"Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm." (SGK GDCD 9 tr53)
Trách nhiệm pháp lí không bao gồm trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm pháp lí bao gồm: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm Kỷ luật.
Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. (Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012) (Dẫn theo SGK 9 tr 54)
Hành vi của Mai đã vi phạm kỉ luật của Quy chế thi cử.
Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm Kỷ luật.
"Vi phạm pháp luận dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản,…) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,.." (SGK GDCD 9 tr53)
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ được gọi là vi phạm pháp luật.
Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là trách nhiệm pháp lí.
Hành vi buôn bán ma tuý trái phép là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.