I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
- Được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập.
- Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962),…
- Năm 1960, 17 nước châu phi tuyên bố độc lập.
- Ngày 1/1/1959, các mạng Cu-ba thắng lợi.
=> Giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản bị sụp đổ.
II. Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- Nổ ra phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
- Kết quả: Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho ba quốc gia trên.
- Ý nghĩa: Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
III. Giai đoạn từ những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
- Sau nhiều năm đấu tranh, chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (Cộng hòa Nam-mi-bi-a).
- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.
=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn.
Nen-xơn Man-đê-la là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng, là người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn là biểu tượng quốc tế cho tinh thần tự do, đoàn kết dân tộc và lòng vị tha.
Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại ở Nam Phi chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1984.
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam Phi.
Năm 1993, với sự ra đời của bản Hiến pháp mới, chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) đã bị xóa bỏ hoàn toàn ở Cộng hòa Nam Phi.
Sự kiện được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng Cuba. Vì Cuba là nước đầu tiên lật đổ được nền thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ, xây dựng chế độ cộng hoà ở khu vực. Cách mạng Cuba là nguồn cổ vũ to lớn cho các nước còn lại trong khu vực đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi. (SGK Lịch sử 9 trang 14)
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân phương Tây. Trong Chiến tranh, các nước này trở thành thuộc địa của phát xít Nhật. Vì vậy, ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, kẻ thù trực tiếp đã thất bại, các nước Đông Nam Á đã nhân thời cơ này đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 13, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy tiến hành khỏi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xi-a, Lào và Việt Nam. Trong đó In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập ngày 17 – 8 – 1945, Việt Nam và Lào lần lượt là 2 – 9 – 1945 và 12 – 10 – 1945.
Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi nê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. . (SGK Lịch sử 9 trang 14)
Sau khi giành được độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ Latinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. (SGK Lịch sử 9 trang 14)
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã nổ ra sớm nhất tại 3 nước Indonexia, Việt Nam, Lào. Cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, 3 nước lần lượt tuyên bố độc lập. Indonexia (17/08/1945), Việt Nam (02/09/1945), Lào (12/10/1945).
Theo SGK Lịch sử 9 trang 13, tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã sụp đổ hoàn toàn.