Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Lý thuyết về Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

Cuộc khủng hoảng thế giới (1929 – 1933) có tác động lớn đến Việt Nam:

- Kinh tế phải chịu nhiều hậu quả của khủng hoảng: nông nghiệp và công nghiệp sa sút nghiêm trọng, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.

- Xã hội: Pháp tăng cường bóc lột, gia sức đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân. => Tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

II. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh

1. Phong trào quy mô toàn quốc

- Các cuộc đấu tranh:

  • Các cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh),…
  • Các cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Nghệ - Tĩnh,… đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất,…
  • Đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động, phong trào lan rộng ra khắp toàn quốc, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
  • Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Kết quả: Bộ máy chính quyền thực dân và phong kiến nhiều địa phương bị tan rã. Các tổ chức Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng tổ chức chính quyền.

2. Xô viết Nghệ- Tĩnh

- Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh cuối năm 1930 – đầu năm 1931.

- Chính sách của chính quyền:

  • Về chính trị: quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
  • Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lí; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
  • Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; giữ vững trật tự trị an; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

- Kết quả, ý nghĩa:

  • Tồn tại được 4 - 5 tháng thì bị thực dân Pháp đàn áp.
  • Là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931, là chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp khủng khiếp của thực dân Pháp.

3. Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931

 - Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.

- Là lần tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

III. Lực lượng cách mạng được phục hồi

- Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng bị đàn áp, khủng bố. Nhưng trong các nhà tù, các Đảng viên và những người yêu nước vẫn hoạt động, tìm cách liên lạc với các cơ sở Đảng bên ngoài.

- Cuối năm 1934 đầu 1935, hệ thống tổ chức Đảng được khôi phục, các phong trào dần được phục hồi.

 - Đại hội Đảng lần thứ nhất (3/1935) họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào mới.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những chính sách mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện:
- Về kinh tế:
 + Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra.
 + Chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.
- Về chính trị:
 + Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện quyền tự do dân chủ trong nhân dân.
 + Phát triển và củng cố các tổ chức quần chúng.
 + Tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng qua hội nghị, mít tinh, sách báo cách mạng.
 + Thành lập đội tự vệ vũ trang, đảm bảo trật tự trị an làng xóm.
- Về văn hóa – giáo dục: Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục,…

Câu 2: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là sự ra đời của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 73, phong trào đấu tranh của quần chúng đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam và đến năm 1930 – 1931 đã phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 3: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không thực hiện chính sách nào dưới đây trong thời gian tồn tại?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:

- Về chính trị : quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế : chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hoá – xã hội : chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ; thành lập các đội tự vệ vũ trang…

Việc tiến hành bầu cử chính quyền các cấp không diễn ra trong thời gian này.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Việt Nam (1929 – 1933)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 72, nền kinh tế Việt Nam chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng: nông nghiệp và công nghiệp đều bị suy sụp, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Như vậy, hàng hóa ế thừa, thương nhân thua lỗ không phải biểu hiện của cuộc khủng hoảng.

Câu 5: Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) và những chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nhân dân ta ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 72, ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) và chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

Câu 6: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh được gọi là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết.

Lưu ý :

Xô Viết Nghệ - Tĩnh đóng vai trò là hình thức sơ khai của chính quyền công – nông ở nước ta.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.

Câu 8: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh, điển hình là sự ra đời của các Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 9: Trong thời gian từ 1929 đến 1933, Việt Nam và các thuộc địa khác của thực dân Pháp đã chịu những hậu quả nặng nề của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 72, cuộc khủng kinh tế thế giới (1929 – 1933) từ các nước tư bản đã lan nhanh sang các nước thuộc địa và phụ thuộc của Pháp trong đó có Việt Nam.

Câu 10: Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, ruộng đất của nông dân Việt Nam bị

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 72, trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ Pháp – Việt.

Câu 11: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong tháng 9 năm 1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô Viết.

Câu 12: Trong xã hội Việt Nam, bộ phận nào phải gánh chịu nhiều tác hại nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 72, nhân dân lao động – đặc biệt là công nhân và nông dân, phải gánh chịu nhiều tác hại nhất. Công nhân không còn việc làm, người thất nghiệp ngày một đông, người đi làm tiền lương giảm. Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị thâu tóm vào tay địa chủ Pháp – Việt.