Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác
Trong một tam giác, độ dài của một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh kia.
Ta có bất đẳng thức tam giác:
\[\left| AC-AB \right|<BC<AC+AB\] hay \[\left| b-c \right|<a<b+c\]
Trong một tam giác bộ ba cạnh có độ dài $ a,\,b,\,c $ thì phải thỏa mãn $ a < b+c $ .
Từ các phương án ta thấy: $ 4+3=7 $ nên bộ ba $ 4;7;3 $ không thể là ba cạnh của một tam giác. Còn các bộ ba cạnh còn lại đều thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.
Xét tam giác $ ABC $ có
$ \begin{array}{l} BC+AB > AC > BC-AB\Leftrightarrow 25+12 > AC > 25-12 \\ \Leftrightarrow 37 > AC > 13 \end{array} $
Mà $ \Delta ABC $ cân nên $ \left[ \begin{array}{l} AC=AB \\ AC=BC \end{array} \right. $
$ \Rightarrow AC=25 $ . Vậy tam giác $ ABC $ cân tại $ C $ .
Cạnh lớn nhất của một tam giác:
Gọi a là độ dài cạnh lớn nhất của tam giác ABC, b và c là độ dài hai cạnh còn lại
$ (a\ge b\,;\,a\ge c) $ .
Theo bất đẳng thức tam giác: $ a < b+c. $
Cộng a vào hai vế: $ a+a < a+b+c\Rightarrow 2a < a+b+c\Rightarrow a < \dfrac{a+b+c}{2}. $
Vậy cạnh lớn nhất của một tam giác nhỏ hơn nửa chu vi tam giác.
Xét tam giác $ ABC $
Ta có $ AB+BC > AC > BC-AB\Leftrightarrow 14 > AC > 4 $
$ 14+5+9 > AC+AB+BC > 5+9+4\Leftrightarrow 28 > AC+AB+BC > 18 $
Vậy chu vi tam giác $ ABC $ phải lớn hơn 18cm và nhỏ hơn 28cm.
Mà chu vi tam giác $ ABC $ là bội của 6.
Vậy chu vi tam giác $ ABC $ là 24 cm.
Xét $ \Delta ADC:DC > AD-AC $ (theo bất đẳng thức tam giác).
Mà $ AB=AC $ (Vì $ \Delta ABC $ cân tại A).
Do đó: $ DC > AD-AB=DB. $
So sánh các góc của tam giác $ ABC $ ta được
Ta có $ AB+AC > BC > \left| AB-AC \right|\Leftrightarrow 10+1 > BC > \left| 10-1 \right|\Leftrightarrow 11 > BC > 9 $
Mà độ dài cạnh $ BC $ là một số nguyên nên $ BC=10 $ .
Vậy tam giác $ ABC $ có $ AB=BC > AC\Rightarrow \widehat{C}=\widehat{A} > \widehat{B} $ ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).
Xét tam giác $ ABC $ ta có: $ \left| AB-BC \right| < CA < AB+BC $
$ \Rightarrow $ $ |27-3| < CA < 27+3\Rightarrow 24 < CA < 30. $
Mà độ dài CA là một số nguyên tố nên $ CA=29dm. $
Cạnh thứ ba của tam giác bằng một trong hai cạnh kia.
Áp dụng bất đẳng thức tam giác:
Loại trường hợp cạnh thứ ba bằng 3,9cm vì \[ 3,9+3,9 < 7,9. \]
Trường hợp cạnh thứ ba bằng 7,9cm thỏa mãn bất đẳng thức tam giác vì \[ 7,9 < 7,9+3,9. \]
Vậy chu vi tam giác là: \[ 7,9+7,9+3,9=19,7\left( cm \right). \]
Chu vi tam giác $ RSK $ là
Ta có $ RS+SK > KR > \left| RS-SK \right|\Leftrightarrow 8+1 > KR > \left| 8-1 \right|\Leftrightarrow 9 > KR > 7 $
độ dài cạnh $ KR $ là một số nguyên nên $ KR=8 $ .
Vậy chu vi tam giác $ RSK $ là $ 8+1+8\text{ }=17 $ .
Chọn phương án đúng nhất.
Xét $ \Delta ABC $ có: $ \left| AB-BC \right| < AC < AB+BC\Leftrightarrow \left| 15-8 \right| < AC < 15+8\Leftrightarrow 7 < AC < 23. $
Mà $ AC > {{4}^{2}}=16 $ và AC là số nguyên tố (giả thiết) nên $ AC=17cm $ hoặc $ AC=19cm. $
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác là a, b, c.
Không mất tính tổng quát, ta giả sử: $ a\le b\le c. $
Từ giả thiết, ta có: $ \dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{3}=\dfrac{c}{4}. $
Với $ a+b=20 $ , thì áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
$ \dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{3}=\dfrac{c}{4}=\dfrac{a+b}{2+3}=\dfrac{20}{5}=4\Rightarrow c=16. $
Xét tam giác $ ABC $ vuông tại $ A $
Ta có $ B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}\Rightarrow BC=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}}=\sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} $
$ AB+AC > BC $ hay $ x+y > \sqrt{{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} $ .
Xét tam giác $ ABC $ ta có: $ \left| AB-AC \right| < BC < AB+AC $
$ \Rightarrow $ $ |1-3| < BC < 3+1\Rightarrow 2 < BC < 4\Rightarrow BC=3. $
Vậy $ BC=3m. $
- Xét trường hợp 1: $ a=2b,b=2c. $
Giả sử tồn tại tam giác như vậy thì độ dài ba cạnh là c, 2c, 4c, mâu thuẫn với bất đẳng thức tam giác, vì $ c+2c < 4c. $ Vậy không tồn tại tam giác như vậy.
- Xét trường hợp 2: $ a=\dfrac{3}{2}b,b=\dfrac{3}{2}c. $
Cho $ c=1\Rightarrow b=\dfrac{3}{2}\,\,;\, $ $ a=\dfrac{3}{2}.\dfrac{3}{2}=\dfrac{9}{4}. $
Vì $ \dfrac{9}{4} < \dfrac{3}{2}+1 $ nên tồn tại tam giác.
Vậy có tồn tại tam giác trong trường hợp 2.
Chọn khẳng định đúng.
Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho $ MD=MA. $
$ \Delta DMC=\Delta AMB\left( c.g.c \right)\Rightarrow DC=AB=c. $
Xét $ \Delta ACD $ có $ AD < AC+DC\Rightarrow 2AM < b+c\Rightarrow AM < \dfrac{b+c}{2}. $