BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
I. Sự phân bố khí áp
- Khái niệm: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.
- Đặc điểm: Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.
1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
a. Khí áp thay đổi theo độ cao
- Càng lên cao, khí áp càng giảm.
- Nguyên nhân là do không khí loãng, sức nén nhỏ.
b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại.
- Nguyên nhân là do nhiệt độ tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng và ngược lại.
c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm
- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.
- Nguyên nhân là do hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ của không khí khô.
II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: Ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
- Thời gian: Quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.
- Nguyên nhân: Chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: Khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
- Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.
4. Gió địa phương
a) Gió biển, gió đất
- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b) Gió fơn
- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
- Đặc điểm:
+ Sườn đón gió có mưa lớn.
+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.
Gió mậu dịch còn được gọi là gió tín phong do gió này thổi đều đặn quanh năm và gần như có hướng cố định. Thường xuyên từ cao áp cận nhiệt về hạ áp xích đạo.
Các loại gió địa phương trên Trái Đất có gió đất, gió biển, gió fơn.
Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau.
Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.
Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại (vì nhiệt độ tăng - > không khí nở ra làm giảm tỉ trọng).
Khái niệm: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
Gió biển là loại gió thổi từ biển vào đất liền (vào ban ngày) - > gió có tính chất mát mẻ, điều hòa khí hậu và độ ẩm cao nhờ mang theo lượng hơi ẩm lớn từ vùng biển vào.
Gió Mậu dịch thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo; gió có hướng đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Nam bán cầu. Gió Mậu dịch có tính chất nóng khô và ít mưa.
Trên Trái Đất có 7 đai khí áp (3 đai áp thấp và 4 đai áp cao). Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
Khí áp thay đổi theo độ cao, nhiệt độ và độ ẩm.
Loại gió khô nóng thổi từ trên cao xuống thấp theo các sườn núi khuất gió gọi là gió núi.
Các đai áp cao và đai áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
Đặc điểm của gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm, thường mang theo mưa và suốt bốn mùa đều có độ ẩm rất cao.
Gió Mậu dịch ở Nam bán cầu thổi theo hướng đông Bắc ở bán cầu Bắc và đông Nam ở bán cầu Nam.
Gió mậu dịch còn được gọi là gió tín phong do gió này thổi đều đặn quanh năm và gần như có hướng cố định. Ngày trước các thuyền buôn thường dựa vào loại gió này để di chuyển trên biển từ vùng nhiệt đới xuống vùng xích đạo.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới với hướng thổi thường Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới.
Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam.