Ôn tập phần tiếng việt

Ôn tập phần tiếng việt

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ôn tập phần tiếng việt

1. Kiến thức cần nhớ

1. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng

- Phương châm về chất

- Phương châm quan hệ

- Phương châm cách thức

- Phương châm lịch sự

2. Xưng hô trong hội thoại

Trong giao tiếp cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng, mục đích, nội dung giao tiếp… để tìm từ ngữ xưng hô thích hợp

VD: Vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh sang chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào?

Từ ngữ xưng hô thể hiện thái độ lịch sự, khiêm nhường, đúng vai vế của vua Quang Trung: tôi- tiên sinh

3. Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp

- Cách dẫn trực tiếp: trích lại y nguyên lời nhân vật, để trong ngoặc kép

- Cách dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói, ý nghĩ của người khác và có sự điều chỉnh cho phù hợp

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy chuyển những lời trong đoạn đối thoại sau trở thành lời dẫn gián tiếp

Vua Quang Trung cho vời người cống sĩ La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói:

- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh giữ ra sao. Chúa công đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Gợi ý:

Bài 1

- Vua Quang Trung cho vời người cống sĩ La Sơn hỏi ý kiến rằng vua sắp cho quân ra chống cự giặc Thanh thì mưu đánh giữ cơ được thua thế nào.

- Nguyễn Thiếp nói quân Thanh không rõ địa thế, tình hình quân ta nên không biết đánh giữ, nhà vua đi chuyến này không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nối nội dung giữa cột A với cột B để có được những nhận định đúng về phương châm hội thoại

A

B

1. Phương châm về lượng

a, Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

2. Phương châm về chất

b, Khi nói cần phải tế nhị, tôn trọng người khác

3. Phương châm quan hệ

c, Khi giao tiếp cần nói đầy đủ thông tin, không thừa không thiếu

4. Phương châm cách thức

d, Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

5. Phương châm lịch sự

e, Cần nói vào đúng đề tài, tránh nói lạc đề

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: 1- C; 2-D; 3-E; 4-A; 5-B

Câu 2: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp?

A. Còn nhà họa sĩ và cô gái nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ

B. Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

C. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ xuống đất tất cả

D. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Trong tiếng Việt thường hay tuân thủ theo phương pháp “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là gì?

A. Xưng hô khiêm tốn

B. Nói chuyện biết rõ vị thế, vai vế của mình

C. Thể hiện sự khiêm tốn khi nói về bản thân, sự tôn trọng với những người ở vai trên, vị thế trên

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý tới từ ngữ xưng hô?

A. Bởi từ ngữ xưng hô quyết định đến hiệu quả của cuộc giao tiếp

B. Vì tiếng Việt có nhiều từ ngữ xưng hô nên cần phải lựa chọn kĩ lưỡng trước khi

C. Vì từ ngữ xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm, mỗi phương tiện xưng hô để đạt được hiệu quả giao tiếp

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 5: Câu văn nào sử dụng lời nói gián tiếp?

A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toét, mặc, cháu gan lì nhất định không ngồi xuống

B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá

C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều

D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C