Đoạn trích: Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki)

Đoạn trích: Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki)

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đoạn trích: Những đứa trẻ (Mác-xim Go-rơ-ki)

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả

- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop

- Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn ga trong một gia đình lao động

- Cuộc đời và sự nghiệp:

    + Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi

    + Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại

    + Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin

    + Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương

    + Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907)

II. Đôi nét về tác phẩm Những đứa trẻ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương

- Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này

2. Tóm tắt

    Gần một tuần trôi qua ba đứa trẻ hàng xóm lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi ba đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà câu hay kể. Tuy nhiên bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa. Bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

3. Bố cục

- Phần 1 ( Từ “Có đến gần mọt tuần” đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng của Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm

- Phần 2 ( Từ tiếp đến “cấm không được đến nhà tao”): Tình bạn bị ngăn cấm

- Phần 3 (Còn lại): Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp diễn

4. Giá trị nội dung

    Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm con ông đại tá sống thiếu tình thương, bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội

5. Giá trị nghệ thuật

    Đoạn trích thành công bởi cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích

III. Dàn ý: phân tích Những đứa trẻ

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét chủ yếu nhất về tác giả Go- rơ- ki: Một nhà văn Nga từng trải qua bao truân chuyên cay đắng trong cuộc đời, một văn hào nổi tiếng với những tiểu thuyết tự thuật

- Vài nét về Thời thơ ấu và đoạn trích “Những đứa trẻ”: Thời thơ ấu là một trong ba tiểu thuyết tự thuật nổi tiếng của Go- rơ – ki, đoạn trích Những đứa trẻ là một đoạn trích đặc sắc mang ý nghĩa nhân văn

II. Thân bài

    1. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ

- Ba anh em con nhà ông đại tá và Aliosa là những đứa trẻ thuộc những gia đình có địa vị xã hội khác nhau:

    + Aliosa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà luôn yêu thương cậu

    + Ba đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong gia đình giàu có nhưng lại thiếu tình yêu thương khi mẹ chúng mất, bố chúng đi lấy một người khác

        ⇒ Những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương

    2. Tình bạn tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ

- Tình bạn nảy nở giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm, bất chấp cách biệt về địa vị xã hội:

    + Chúng cùng nhau trò chuyện, đối thoại với những chú chim ⇒ Sự ngây thơ trong sáng

    + Ba đứa trẻ hàng xóm chia sẻ với aliosa về người mẹ của chúng

    + Ailiosa lại chia sẻ với chúng về những câu chuyện cổ tích mà bà cậu bé thường hay kể cho cậu bé nghe

        ⇒ Với tâm hồn trong sáng nhạy cảm, bốn đứa trẻ ríu rít chơi với nhau, sự đồng cảm về cảnh ngộ đã gắn bó những tâm hồn tuổi thơ như chúng

    3. Tình bạn trong sáng bị ngăn cấm

- Tình bạn trong sáng của bốn đứa trẻ bị ngăn cấm bởi người bố đại tá của ba đứa hàng xóm:

    + Lão đại tá già xuất hiện với bộ ria trắng, đầu đội chiếc mũ xù lông đã thô bạo “nắm lấy vai đuổi Aliosa ra khỏi cổng

    + Trận đòn của ông ngoại cùng sự đặt điều mách lẻo của bác Pi ốt đã khiến Aliosa bị ngăn cấm không được chơi với mấy đưa con của lão đại tá

        ⇒ Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm

    4. Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn ấy vẫn tiếp diễn

- Mặc cho vấp phải những sự ngăn cấm từ hai bên thì tình bạn trong sáng của tuổi thơ vẫn tiếp tục:

    + Aliosa vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa chúng nó “càng ngày càng trở nen thích thú”

    + Chúng đã bí mật khoét ra “một lỗ hổng hình bán nguyệt”, núp dưới bụi hương mộc rậm rạp “nói chuyện khe khẽ với nhau”, chúng nó chuyện về cuộc sống, về những con chim, về nhiều chuyện trẻ con khác

        ⇒ Một tình bạn trong sáng hồn nhiên mà không gì có thể phá vỡ được

III. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ

- Trình bày suy nghĩ bản thân về tình bạn chân thành cao đẹp giữa nhân vật “tôi” với ba đứa trẻ hàng xóm

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn trữ tình B. Tiểu thuyết lịch sử

C. Tiểu thuyết tự thuật D. Hồi kí

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Vì sao nói Thời thơ ấu được viết theo thể loại đó?

A. Các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm do nhà văn hư cấu, tưởng tượng nên

B. Tác phẩm dùng ngôi thứ nhất (“tôi”) kể lại những chuyện đời mình

C. Tác phẩm kể lại những sự việc có thật xảy ra trong lịch sử dân tộc Nga

D. Tác phẩm ghi chép lại các sự việc xảy ra trong những chuyến đi thực tế của nhà văn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Đoạn trích Những đứa trẻ được kể theo ngôi nào?

A. Ngôi thứ nhất xưng “tôi” B. Ngôi thứ nhất xưng “chúng tôi”

C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 4: Nội dung của đoạn trích Những đứa trẻ là gì?

A. Kể lại những lần nhân vật “tôi” kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ hàng xóm nghe.

B. Kể lại sự việc nhân vật “tôi” cứu một đứa trẻ bên hàng xóm khi nó bị rơi xuống giếng

C. Kể về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ sống cùng làng với nhân vật “tôi”

D. Kể tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật “tôi” và bọn trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 5: Nhận định nào đúng với câu văn “Tôi thấy khó mà tin rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng?”

A. Đây là câu có nhiều vị ngữ B. Đây là câu ghép không sử dụng quan hệ từ

C. Đây là một câu ghép có sử dụng quan hệ từ D. Đây là một câu đơn có thành phần trạng ngữ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Cuộc trò truyện của nhân vật tôi và những đứa trẻ ở đầu đoạn trích cho thấy chúng có một tình bạn tuổi thơ trong trắng. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ, cho thấy điều gì ở con người của nhân vật tôi?

A. Tỏ ra là người hiểu biết B. Tỏ ra kiêu ngạo

C. Tỏ ra rất lo lắng D. Tỏ ra buồn rầu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 8: Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Hoán dụ B. So sánh

C. Nói quá D. Nhân hóa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 9: Các câu văn “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy.” được viết theo phương thức nào?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Nghị luận D. Thuyết minh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 10: Dấu hiệu nào trong các câu văn dưới đây giúp người đọc nhận ra phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên?

A. không được ư?, trời ơi, biết bao nhiêu

B. “người chết”, “thậm chí”, “chỉ cần vẩy một ít nước phép”

C. “chỉ cần vẩy cho một ít nước phép”, “người chết mà không phải là chết thật”

D. “vì phép của bọn phù thủy”, “thậm chí đã bị xả ra từng mảnh”

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 11: Thực chất câu văn trên là lời nói của nhân vật “tôi” với ai?

A. Với bà ngoại B. Với những đứa trẻ

C. Với ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp D. Với chính bản thân mình

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 12: Câu nói cho thấy điều gì của nhân vật “tôi”?

A. Rất thông cảm với hoàn cảnh của những đứa trẻ

B. Luôn tin những câu chuyện cổ tích bà kể là có thật

C. Luôn biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ

D. Rất sợ ki nhắc đến bọn phù thủy

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 13: Câu văn sau:

"Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống"

A. Biểu cảm B. Tự sự

C. Miêu tả D. Nghị luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 14: Dấu ba chấm trong câu văn sau được dùng để làm gì?

- Nó ở… bên kia sang…

A. Được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bị ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm dãn nhịp điệu câu văn

D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 15: Khi nhìn thấy “mấy đứa trẻ con lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến những con vật nào?

A. Những chú gà con B. Những chú thỏ con

C. Những con ngỗng ngoan ngoãn D. Những con dế

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 16: Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của sự liên tưởng ấy?

A. Thể hiện được dáng dấp của những đứa trẻ

B. Thể hiện được thế giới nội tâm của những đứa trẻ

C. Thể hiện được sự cảm thông của nhân vật “tôi” với những đứa trẻ

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 17: Trong con mắt của nhân vật “tôi”, ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hiện lên là một người như thế nào?

A. Nghiêm khắc với các con B. Tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương

C. Hiểu rõ tâm lí trẻ con D. Nhân hậu, hiền từ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 18: Câu văn “nó thường sống một cách buồn bã: ngày trước, ngày kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm” nói lên điều gì ở nhân vật “thằng lớn”?

A. Sự già dặn, ưu tư và phiền muộn B. Sự hiểu biết hơn người

C. Sự cứng cỏi, bạo dạn D. Sự tôn sùng quá khứ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 19: Câu văn “Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng trong ngọn đèn nhà thờ” viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả B. Tự sự

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 20: Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ?

A. Vì bản thân chúng không có tên

B. Vì nhân vật tôi quên mất tên của những đứa trẻ

C. Vì những đứa trẻ phải giấu tên của chúng

D. Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở nên khái quát và đậm đà chất cổ tích nhiều hơn.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 21: Nhận định nào không phù hợp với nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích Những đứa trẻ?

A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh B. Giọng điệu tự nhiên, thân mật

C. Đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích D. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D