Bàn về đọc sách

Bàn về đọc sách

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bàn về đọc sách

A. Nội dung bài học

I. Vài nét về tác giả

- Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực

- Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc

   + Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách

- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách

3. Giá trị nội dung

- Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét cơ bản về Chu Quang Tiềm, một tác giả nổi tiếng của Trung Quốc trên lĩnh vực mĩ học và lí luận văn học

- Bàn về đọc sách là một tác phẩm nghị luận xuất sắc của Chu Quang Tiềm đề cập đến một vấn đề thiết yếu và quan trọng để phát triển con người: Đọc sách.

II. Thân bài

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

- Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại => Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó => Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn

- Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật => Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm

⇒ Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc => Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.

2. Những khó khăn trong việc đọc sách

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:

   + Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy

   + Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”

⇒ Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng => sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống".

- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:

   + Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”

⇒ Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm chọn sai lãng phí thời gian và sức lực. Thậm chí chọn phải sách độc hại.

3. Phương pháp đọc sách hiệu quả

- Cách chọn sách:

   + Chọn cho tinh

   + Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình

- Cách đọc sách:

   + Đọc cho kĩ

   + Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ.

   + Không đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.

⇒ So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ , liên hệ=> Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người.

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của Bàn về đọc sách

- Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Bàn về đọc sách sử dụng phương thức biểu đạt nào chính?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Nghị luận D. Biểu cảm

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?

A. Ý nghĩa của việc đọc sách B. Các loại sách cần đọc

C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả D. Những thư viện nôi tiếng trên thế giới

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 3: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?

A. Sách thì hay nhưng sách nhiều

B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

C. Không dễ tìm sách hay để đọc

D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 4: Loại sách thường thức cần cho ai?

A. Những người ít học B. Các học giả chuyên sâu

C. Chỉ cần cho nhưng người yêu quý sách D. Cần cho mọi công dân của thế giới hiện tại

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 5: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

A. Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”

B. Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”

C. Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”

D. Cả 3 lí do trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 6: Ý nói đúng sự thuyết phục của văn bản trên là gì?

A. Lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh

C. Sử dụng so sánh và nhân hóa D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?

A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa

B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị

C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần

D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 8: Câu văn nào khuyên người đọc sách phải đọc cho kĩ?

A. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy điều làm quý

B. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.

C. Nếu đọc được 10 quyển mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 9: Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị B. Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ

C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa D. Vì cả 3 lí do trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 10: Ý nghĩ nào sau đây không phải là kết quả của việc đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu xa?

A. Chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý

B. Sẽ tập tành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất

C. Như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về

D. Với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 11: Từ “trọc phú” trong đoạn văn trên chỉ loại người nào?

A. Người khỏe mạnh, cường tráng B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện

C. Người ít tiền mà hay khoe mình giàu có D. Người hay khoe mình có tài

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 12: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?

A. Nên lựa chọn sách mà đọc

B. Đọc sách phải kĩ

C. Cần có phương pháp

D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C