Truyện ngắn: Cố hương (Lỗ Tấn)

Truyện ngắn: Cố hương (Lỗ Tấn)

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Truyện ngắn: Cố hương (Lỗ Tấn)

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả

- Lỗ Tấn (1881- 1936) lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút

- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

- Sự ngiệp văn chương:

    + Ông chuyển hướng từ nghề y sang nghề văn vì ông tin rằng văn chương có thể trở thành vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thàn dân chúng

    + Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

    + Tác phẩm của Lỗ Tấn rất đa dạng: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)

    + Truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa cho nhân dân lao động dưới ách áp bức của chế độ phong kiến

    + Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn với tư cách là danh nhân văn hóa Thế giới

- Phong cách tác giả: Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”

II. Đôi nét về tác phẩm Cố hương

1. Hoàn cảnh sáng tác

    Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

2. Tóm tắt tác phẩm

    Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai

3. Bố cục

3 phần

- Phần 1( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

- Phần 2(Tiếp đó đến “ Sạch trơn nh quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

- Phần 3(Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.

4. Giá trị nội dung

    Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

5. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý

III. Dàn ý: phân tích Cố hương

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lỗ Tấn: Một nhà văn tài năng với mong muốn dùng văn chương làm vũ khí tinh thần chống lại sự ngu dốt lạc hậu

- Vài nét cơ bản về tác phẩm Cố hương: Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”

II. Thân bài

    1. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

a. Trên đường về quê

- Hoàn cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách

- Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.

- Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… ⇒ Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.

        ⇒ Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của XHTQ đầu thế kỉ XX

b. Những ngày “tôi” ở quê

Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:

- Khung cảnh:

    + Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ

    + Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.

        ⇒ không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn

- Con người

    + Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: nỗi buồn của người sắp phaỉ từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.

        ⇒ Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.

    + Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.

        ⇒ nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoằng lạ lẫm với tôi so với nhữn người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.

    + Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình

    + Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.

        ⇒ Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn .

    + Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”

        ⇒ Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế sau như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.

        ⇒ Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”

c. Trên đường rời xa quê

- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn ⇒ dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứn, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư

- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.

- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.

    + Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau ...

    + “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.

    2. Hình ảnh con đường

- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.

- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).

        ⇒ Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người

III. Kết bài

- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ tới con đường đất nước, con đường bản thân

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Lỗ Tấn đã học qua những ngành nào?

A. Hàng hải, địa chất, y học B. Hàng hải, địa chất, y học, văn học

C. Văn học, y học, địa chất D. Địa chất, văn học, hàng hải

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 2: Cố hương nghĩa là gì?

A. Hương cũ B. Quê cũ

C. Ngoái nhìn quê cũ D. Quê hương

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

A. Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

B. Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

C. Là một hồi kí đậm chất trữ tình

D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nhân vật xưng tôi kể chuyện

Câu 5: Nhân vật trung tâm của Cố hương là gì?

A. Nhuận Thổ B. Nhân vật “tôi”

C. Thím Hai Dương D. Mẹ của nhân vật “tôi”

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác

B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Cốt truyện của Cố hương là gì?

A. Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

B. Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

C. Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

D. Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận B. Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

C. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh D. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 9: Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 10: Cảm xúc chủ đạo trong truyện là gì?

A. Nỗi buồn B. Sự ngạc nhiên

C. Niềm vui sướng D. Sự đau đớn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 11: Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm?

A. Hiện lên thông qua hồi ức của nhân vật “tôi”

B. Hiện lên thông qua sự đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”

C. Hiện lên thông qua lời kể của người mẹ nhân vật “tôi”

D. Cả A và B đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 12: Câu văn sau được viết theo phương thức nào?

"Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Lập luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 13: Ý nào không phải là tính con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vật “tôi”?

A. Là một chú bé khỏe mạnh

B. Là một chú bé nhiều chuyện lạ lùng

C. Là một chú bé hồn nhiên, giàu tình cảm

D. Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 14: Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Lập luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 15: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Sự thán phục của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

B. Lòng ghen tị của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

C. Sự kém hiểu biết của những người bạn của nhân vật “tôi”

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 16: Nhận định nói đúng nhất vai trò và ý nghĩa của nhân vật Thủy Sinh?

A. Nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ

B. Dùng để đối chiếu nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 17: Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nói lên điều gì ở con người này?

A. Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”

B. Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

C. Thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi

D. Là một người lạnh lùng khó hiểu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 18: Đoạn văn sau viết theo phương thức biểu đạt nào?

Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết nhăn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải bàn tay em còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Lập luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 19: Để làm nổi bật vẻ đẹp của Nhuận Thổ, ngoài việc miêu tả trực tiếp, tác giả còn sử dụng biện pháp gì?

A. Phóng đại các chi tiết mà tác giả nhìn thấy

B. Nói giảm, nói tránh để thể hiện sự thương cảm với nhân vật

C. Đối chiếu người cha và với bản thân nhân vật trong quá khứ

D. Để nhân vật tự nói về sự thay đổi của mình

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 20: Nhận định nói đúng nhất nguyên nhân làm Nhuận Thổ phải khổ?

A. Vì đông con quá khó khăn về kinh tế B. Vì gánh nặng tinh thần và mê tín

C. Vẫn còn quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 21: Tính cách thím Hai Dương, những người khách mượn cớ đưa tiễn mẹ con nhân vật “tôi” để “lấy đồ đạc”, tính cách của Nhuận Thổ trong hiện tại nhằm mục đích chủ yếu nào?

A. Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê cả về kinh tế lẫn diện mạo tinh thần

B. Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

C. Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

D. Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 22: Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề mà tác giả đặt ra khi miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê cũ?

A. Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

B. Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

C. Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

D. Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 23: Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?

A. Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện

B. Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc

C. Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra

D. Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 24: Sự xuất hiện của nhân vật Thủy Sinh và Hoàng ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

A. Làm cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn

B. Gợi cho nhân vật “tôi” nghĩ về đặc điểm của xã hội trong tương lai

C. Làm nổi bật tình cảnh khốn cùng của Nhuận Thổ

D. Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí trẻ em của tác giả

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 25: Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

A. Nghĩa đen, con đường trên mặt đất B. Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc

C. Nghĩa bóng, thói quen của con người D. Cả B và C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D