Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

I. Kiến thức cần nhớ

1. Đói thoại: hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người

Độc thoại: lời của người nào đó nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tâm tưởng

Độc thoại nội tâm: trong văn tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu có gạch đầu dòng, khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng .

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau:

Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:

- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:

- Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo:

- Tao đã bảo là tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện!

Gợi ý làm bài

Bài 1: Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa nhân vật Bá Kiến với Chí Phèo.

Lượt lời đầu tiên, Bá Kiến thị uy “lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải cái kho”, sau đó ném bẹt 5 hào với thái độ khinh miệt “cầm lấy mà cút đi cho rảnh”. Rõ ràng Bá Kiến thể hiện sự khinh thường Chí Phèo từ lời nói tới hành động

- Khi Chí Phèo thể hiện sự bất cần sau lời nói và hành động ném tiền của Bá Kiến thì Bá Kiến hiểu chuyện và dịu giọng gian ngoan

- Chí Phèo vênh mặt kiêu ngạo “Tao đã bảo là tao không đòi tiền.” điều này thể hiện Chí Phèo đã thực sự ý thức, tỉnh táo trong lần gặp Bá Kiến

- Lượt lời cuối khi Chí Phèo dõng dạc “tao muốn làm người lương thiện” phản ánh được khát vọng muốn được sống như một con người của Chí.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là đối thoại trong văn tự sự?

A. Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện ở các gạch đầu dòng lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)

B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chúa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào, rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.

A. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật

B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

C. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

D. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 3: Ngôn ngữ được in đậm trong ví dụ dưới đây thuộc kiểu loại nào?

Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Ông Hai tự nói với chính mình

Câu 4: Tác dụng của ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự là gì?

A. Diễn đạt tế nhị những dòng suy nghĩ có chiều sâu của nhân vật

B. Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người đọc

C. Làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, lôi cuốn

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 5: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Ngôn ngữ của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, vì thế hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng