Câu cầu khiến

Câu cầu khiến

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Câu cầu khiến

MỤC LỤC

    A. Củng cố kiến thức cơ bản

    1. Đặc điểm hình thức

    - Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, …đi, thôi, nào…hay ngữ liệu cầu khiến

    - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

    - Nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (. )

    2. Chức năng:

    - Chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

    Câu cầu khiến | Ngữ văn 8

    B. Ví dụ minh họa

    1. Chức năng ra lệnh: Nghiêm! Chào cờ! Chào!

    2. Chức năng yêu cầu: Xin đừng đổ rác !

    3. Chức năng đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.

    4. Chức năng khuyên bảo:

          Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

       Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

    C. Vận dụng luyện tập

    Bài 1. Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến?

    1. Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.

    2. Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.

    3. Ồ, hoa nở đẹp quá!

    4. Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.

    5. Bạn cho mình mượn cây bút đi.

    6. Chúng ta về thôi các bạn ơi.

    7. Lấy giấy ra làm kiểm tra!

    8. Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.

    9. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !

    10. Anh cứ trả lời thế đi !

    11. Trời lạnh quá, em đi mặc thêm áo.

    12. Em mặc thêm áo vào đi!

    13. Đi đi, con !

    14. Mày đi đi !

    Hướng dẫn làm bài

    Câu cầu khiến: 2 (khuyên bảo),4 (đề nghị),5 (yêu cầu), 6 (khuyên bảo), 7 (ra lệnh), 8 (khuyên bảo), 9 (ra lệnh), 10 (khuyên bảo), 12 (khuyên bảo), 13 (khuyên bảo), 14 (ra lệnh)

    Các câu không phải là câu cầu khiến: 1 (Thông báo), 3 (Bộc lộ cảm xúc), 11 (Thông báo)

    Bài 2. So sánh các câu sau đây:

    1. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

    2. Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !

    3. Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !

    a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?

    b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?

    Hướng dẫn làm bài

    a.

    Câu

    Sắc thái mệnh lệnh

    Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

    Kiên quyết

    Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !

    Cầu khẩn

    Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !

    Van xin

    b. Câu 1 là câu có tác dụng nhất: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”. Vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải → chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng

    Bài 3: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:

    a, Cậu nên đi học đi.

    b, Đừng nói chuyện!

    c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

    d, Cầm lấy tay tôi này!

    e, Đừng khóc.

    Hướng dẫn làm bài

    Câu cầu khiến

    Tác dụng

    a, Cậu nên đi học đi.

    Khuyên bảo

    b, Đừng nói chuyện!

    Đề nghị

    c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

    Khuyên bảo

    d, Cầm lấy tay tôi này!

    Yêu cầu

    e, Đừng khóc.

    Khuyên bảo

    Bài 4: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và chức năng của những câu cầu khiến đó.

    a . Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:

    - Mẹ ơi, con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

    ( Sọ Dừa )

    b . Vua rất thích thú vội ra lệnh:

    - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .

    c. Thấy thuyền còn đi quá chậm, vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn:

    - Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !

    d. Vua cuống quýt kêu lên:

    - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

    ( Cây bút thần )

    Hướng dẫn làm bài

    Câu cầu khiến

    Đặc điểm hình thức

    Chức năng

    a. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

    Kết thúc bằng dấu (. ) và có từ nghi vấn (đừng)

    Khuyên bảo

    b. Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền !

    Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (hãy)

    Đề nghị

    c. Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !

    Kết thúc bằng dấu (!)

    Yêu cầu

    d. Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

    Kết thúc bằng dấu (!) và có từ nghi vấn (đừng)

    Ra lệnh

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

    A. Sử dụng từ cầu khiến B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

    C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than D. Gồm cả A, B và C

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

    A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

    C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo D. Cả A, B, C đều đúng

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

    A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)

    B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)

    C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)

    D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

    A. Khuyên bảo B. Ra lệnh

    C. Yêu cầu D. Cả A, B, C

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

    A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế? B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

    C. Bỏ rác đúng nơi quy định. D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

    “Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. ”

    A. Thôi đừng lo lắng B. Cứ về đi

    C. Mụ già sẽ là nữ hoàng D. Cả A và B

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

    “Đi nhanh thôi cậu. ”

    A. Yêu cầu B. Khuyên bảo

    C. Ra lệnh D. Đề nghị

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

    “Nay chúng ta …. . làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

    A. Nên B. Đừng

    C. Không D. Hãy

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

    “Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

    - Mở cửa!”

    A. Từ cầu khiến B. Ngữ điệu cầu khiến

    C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

    “Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

    A. Yêu cầu B. Đề nghị

    C. Khuyên bảo D. Ra lệnh

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C